Đại dịch Covid – 19 đang diễn biến hết sức phức tạp trong nước ta, tác động đến nhiều ngành nghề khiến cho họ phải lao đao, đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy vậy thì thị trường xuất nhập khẩu vẫn đang rất sôi động. Khi mà Việt Nam không ngừng nhập khẩu các linh kiện, nguyên vật liệu từ nước ngoài và đồng thời là xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản nổi bật của nước ta. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu nước ta nhé
Mức xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta tăng
Trong 8 tháng năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản nước ta chính ước đạt trên 13,9 tỷ USD, tăng 13,6%. Lâm sản chính đạt khoảng 11,2 tỷ USD, tăng 42,7%, thủy sản đạt trên 5,6 tỷ USD, tăng 7,1%. Chăn nuôi ước đạt 296 triệu USD, tăng 15,9%. Nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 31,1%. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 8/2021, giá trị xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm. Nguyên nhân là ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Mọi hoạt động sản xuất, chế biến của nhiều doanh nghiệp/nhà máy chế biến. Phục vụ xuất khẩu đều bị ảnh hưởng.
Trong tháng 8/2021, nhiều doanh nghiệp/nhà máy chỉ hoạt động ở 30-40% công suất. Thậm chí phải đóng cửa do có F0. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm tăng mạnh nên tính chung 8 tháng. Nhiều nhóm sản phẩm vẫn có giá trị xuất khẩu tăng. Cụ thể là trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 13,9 tỷ USD, tăng 13,6%. Lâm sản chính đạt khoảng 11,2 tỷ USD, tăng 42,7%, thủy sản đạt trên 5,6 tỷ USD, tăng 7,1%. Chăn nuôi ước đạt 296 triệu USD, tăng 15,9%. Nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 31,1%.
Thị trường xuất khẩu chính
Về thị trường xuất khẩu, ước giá trị nông, lâm, thủy sản 8 tháng đầu năm của Việt Nam. Tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 41,5% thị phần), châu Mỹ (31,3%). Châu Âu (11,3%), châu Phi (1,9%), châu Đại Dương (1,5%). Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, đạt trên 9,3 tỷ USD (chiếm 29,1% thị phần). Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, gần 6,1 tỷ USD (chiếm 18,9% thị phần). Thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt trên 2,2 tỷ USD (chiếm 6,8% thị phần). Thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị XK đạt trên 1,4 tỷ USD (chiếm 4,3% thị phần).
Làm sao để tháo bỏ khó khăn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tháo gỡ khó khăn cho các mặt hàng nông sản của nước ta. Thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản. Với các thị trường Peru, Australia, Brazil, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, Nga… Trong khuôn khổ hợp tác nông nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản (nhãn, thạch đen, vải, nhãn, xoài, khoai lang, ớt, nông sản đang vào vụ thu hoạch…). Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc,…
Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và cơ quan thương vụ tại nước ngoài nắm bắt thông tin thị trường, thông tin kịp thời đến địa phương, doanh nghiệp các cảnh báo, quy định mới của thị trường xuất khẩu; các thông tin quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA).