Tin tức

Thị trường ô tô khả quan hơn khi được giảm phí trước bạ

Thị trường ô tô Việt Nam đã từng bước phát triển kể từ khi Chính phủ công bố chính sách phát triển ngành ô tô vào năm 1998. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu. Các nhà máy tiếp tục đóng cửa và gây ra sự sụt giảm 3,0% trong GDP thực tế toàn cầu vào năm 2020. Những số liệu đã thúc đẩy nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ thị trường công nghiệp này. Cụ thể, nhà nước Việt Nam đã giảm thuế trước bạ ô tô nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường ô tô nội địa và nhập khẩu.

Giảm lệ phí trước bạ khi mua ô tô nội địa

Trong Nghị quyết 105 mới ban hành, Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhà nước đang xem xét giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước. Giống như năm 2020, đây là chính sách hỗ trợ được kỳ vọng nhất của thị trường ô tô. Chính sách này sẽ giúp gia tăng sức cạnh tranh ngắn hạn của ngành ô tô trong nước. Tốc độ tăng trưởng doanh số 6 tháng đầu năm của xe nhập khẩu vẫn đang vượt trội so với xe trong nước. Do đó, chính sách hỗ trợ rất phù hợp tron thời điểm khó khăn này. Sức cạnh tranh của ngành ô tô nội địa sẽ được gia tăng đáng kể.

Giảm lệ phí trước bạ khi mua ô tô nội địa
Giảm phí trước bạ giúp gia tăng sức cạnh tranh trong thị trường ô tô

“Đây là giai đoạn có nhiều dòng xe mới ra mắt, đặc biệt dòng crossover được người dân Việt Nam ưa chuộng. Bên cạnh đó, xe điện cũng có những bước đi đầu tiên”. Ông Nguyễn Thúc Hoàng Linh, người tiêu dùng, cho biết; “Rõ ràng chính sách này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu vào. Đồng thời giúp người mua giảm chi phí mua các sản phẩm ô tô. Điều này giúp tăng tổng cầu, tổng cung. Từ đó giúp tăng thị phần ô tô trong nước”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho hay. Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyến nghị, đây chỉ là hỗ trợ mang tính ngắn hạn.

Cần có phương án cạnh tranh lâu dài giữa ô tô nhập khẩu và nội địa

Các doanh nghiệp cần có những cân đối phù hợp để hài hòa với cam kết quốc tế. Kế hoạch lâu dài sẽ giúp tăng năng lực cạnh tranh dài hạn của chính các hãng xe nội. “Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị phương án liên quan đến đổi mới công nghệ, cạnh tranh giá thành. Thay vì chỉ trông chờ vào các chính sách hỗ trợ thì việc tự mình đưa ra phương án”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định. Dự báo những tháng cuối năm, với khoảng 30 mẫu xe mới ra mắt. Hàng loạt chính sách giảm giá và tiến độ mở cửa trở lại nền kinh tế cũng được áp dụng. Chính sách hỗ trợ phù hợp sẽ là cơ hội lớn để thị trường xe Việt Nam vượt qua đại dịch.

Cạnh tranh giữa ô tô nhập khẩu và nội địa
Sử dụng ô tô nội địa đang trở thành xu hướng của người Việt

Nâng cao tỉ lệ nội địa hóa ô tô song song với những chính sách thúc đẩy thị trường. Một trong những yếu tố cốt lõi chính là đặc biệt chú trọng là việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Khá nhiều doanh nghiệp tham gia vào công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy năng lực nhìn chung còn yếu về nhiều mặt. Phần lớn các chi tiết ô tô sản xuất trong nước là những chi tiết đơn giản; kích thước lớn, công nghệ thấp và giá trị gia tăng thấp. Hơn nữa, đa phần chi tiết này là của ô tô tải và ô tô khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *