Tin tức

Hải sản không tiêu thụ được khiến người dân lao đao

Hải sản của bà con Thị xã Cửa Lò nói riêng và bà con làm nghề đánh bắt hải sản nói chung không tiêu thụ được do ảnh hưởng của dịch bệnh. Điều này khiến người dân rơi vào tình thế khó khăn. Lượng thủy hải sản đánh bắt không tiệu thụ được phải cấp đông hàng tháng nay. Chính quyền địa phương đã có biện pháp hỗ trợ tiêu thụ cho người dân bằng cách cung cấp giấy luồng xanh cho phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ giúp tiêu thụ được một lượng nhỏ hải sản tồn đọng. Thị trường thủy hải sản muốn hoạt động ổn định thì phải chờ dịch bệnh được khống chế. Bởi vì thị trường thủy sản của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu đi Trung Quốc nhưng nay cũng bị siết chặt do dịch bệnh phức tạp.

Người dân Cửa Lò chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc Thủy, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng TX. Hoàng Mai, thông tin, toàn thị xã có 1.000 tàu thuyền các loại đánh bắt cá trên biển. Tàu thuyền đánh bắt xa bờ bình quân mỗi tháng cập bến 1-2 lần. Toàn thị xã Hoàng Mai hiện có 76 kho cấp động của người dân, doanh nghiệp thu mua cá từ tàu đánh bắt hải sản trên biển. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách xã hội nên số lượng tôm, cá, mực ở còn tồn trong kho cấp đông lên tới hơn 2.000 tấn. Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 3.438 tàu thuyền đánh cá. Với 17.190 lao động sống nhờ nghề đi biển. Tại huyện Diễn Châu có 1.283 tàu thuyền đánh bắt cá, với 125 cơ sở kho đông lạnh.

Hải sản cấp đông tồn kho do ảnh hưởng dịch bệnh

Ghi nhận tại TX. Cửa Lò, nhiều hộ kinh doanh thu mua cá biển của ngư dân từ trước mùa du lịch đang lưu trữ tại kho đông lạnh. Số lượng hải sản cấp đông lên đến hàng trăm tấn. Dịch Covid-19 khiến hàng hoá lưu thông chậm. Nhiều nhà hàng, khách sạn, trung tâm nghỉ dưỡng,… phải đóng cửa. Vợ chồng chị Nguyễn Thị Quyên, trú tại khối Hải Giang 2, xã Nghi Hải (TX. Cửa Lò) cho biết, gia đình chủ yếu kinh doanh tôm và mực. Từ đầu năm, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, nhà chị đã tích trữ hàng chục tấn tôm cá để phục vụ du lịch dịp lễ 30/4-1/5.

Hải sản cấp đông
Hải sản không xuất khẩu được do dịch bệnh

Đúng dịp cao điểm du lịch thì dịch bùng phát mạnh ở nhiều địa phương. Hải sản dồn lại trong kho hàng chục tấn. Nhu cầu tiêu thụ của khách hàng trên cả nước đều chậm lại. Theo chị Quyên, trong hai kho đang cấp đông của gia đình có khoảng 70 tấn chủ yếu tôm, mực, một số ít cá phục vụ hàng ngày nhu cầu của người dân. “Các hộ kinh doanh như gia đình tôi thật sự đang rất khó khăn. 7 công nhân của gia đình phải nghỉ việc; tôi cũng phải hỗ trợ anh em lúc khó khăn”, chị Quyên bộc bạch.

Hải sản không tiêu thụ được, người dân gặp nhiều khó khăn

Ông Lê Thế Hiếu hiện đang là Trưởng phòng Nông nghiệp huyện. Ông cho biết, nhiều chợ phải đóng cửa, người mua hạn chế khiến mặt hàng hải sản tiêu thụ chậm. Điều này khiến các hộ kinh doanh nhỏ gặp nhiều khó khăn. Theo ông Thủy, thị trường tiêu thụ cá biển của Hoàng Mai trải dài từ Hải Phòng đến TP.HCM. Địa phương này cũng đặt một cơ sở tiếp nhận hải sản tại nước bạn Lào. Ngoài ra, các doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng thường xuyên sang tận nơi để thu mua và đóng container chở về.

Đánh bắt hải sản
Người dân gặp nhiều khó khăn do hải sản tồn đọng

Cũng theo ông Hiếu, toàn huyện Diễn Châu đang tồn khoảng 2.000 tấn hải sản các loại. Ví dụ như tôm, mực, cá thu, cá nục, cá bạc má,… cấp đông chờ tiêu thụ. Với phương châm chỉ đạo chung của tỉnh Nghệ An, huyện luôn tạo điều kiện cho người dân. Cung cấp giấy đi đường để người dân chủ động phương tiện, hàng hoá lưu thông đều có mã QR.

Lượng hải sản tiêu thụ được chỉ chiếm một phần nhỏ

Do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, hàng nghìn tấn cả biển của doanh nghiệp thu mua từ ngư dân ở Nghệ An đang cấp đông chờ tiêu thụ. Chị Nguyễn Thị Huyền đang kinh doanh hải sản tại xã Nghi Hải. Chị chia sẻ: thời điểm này dịch bệnh bùng phát, việc kinh doanh hải sản chỉ cầm cự. Nguồn thu không đủ chi phí tiền điện và lương công nhân.

“Trong đợt dịch thứ 4 lần này, hàng hoá gần như đóng băng. Trong đó có hàng hải sản phục vụ khách du lịch, lễ hội, khách sạn, tiệc cưới. Riêng các mặt hàng thiết yếu hàng ngày thì vẫn tiêu thụ bình thường. Có mặt hàng bảo quản được ngắn hạn như cá cháo thì chỉ cấp đông vài tháng là phải bỏ”, chị Huyền cho hay. Gia đình chị Huyền đang lưu trữ tại kho đông lạnh khoảng 100 tấn tôm, mực, cá. Khi các hoạt động trở lại bình thường, hàng hoá sẽ tiêu thụ nhanh hơn, chỉ 1 đến 2 tháng là hết.

Hải sản không tiêu thụ được
Hải sản đánh bắt được đem đi cấp đông chờ tiệu thụ

Chính quyền hỗ trợ phương tiên lưu thông để tiêu thụ thực phẩm

“Các phương tiện chỉ được xuất phát từ điểm đi và điểm đến, trong vòng một ngày. Quá trình di chuyển, cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu người và phương tiện phải tuân thủ 5K”, ông Hiệp nói. Trưởng phòng Quản lý Đô thị TX. Cửa Lò Hoàng Năng Hiệp cho biết; dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh. Việc tiêu thụ sản phẩm của nhiều ngành nghề trên địa bàn thị xã bị trì trệ. Địa phương đã gửi văn bản tới các huyện, thị xã trong toàn tỉnh Nghệ An đề nghị tạo điều kiện để các phương tiện lưu thông lương thực, thực phẩm thiết yếu đi lại thuận tiện trong thời gian giãn cách xã hội.

“Ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hàng hoá lưu thông của người dân bị chậm lại. Các quy định phân luồng xanh, luồng đỏ khiến hải sản không thể đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành trong cả nước” – ông Thủy cho hay. Huyện có 15 xe đông lạnh chở cá đi các địa phương miền núi tiêu thụ. Tuy nhiên, xe luồng xanh chỉ được cấp phép đi đến duy nhất một điểm nên việc cung ứng hàng hoá không khó tiếp cận khách hàng, ông Hiếu chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *