Tin tức

Người bệnh mắc Covid thì nên bổ sung những gì cho cơ thể

Khi chúng ta mắc Covid 19 thì cơ thể người bệnh cần cho mình một hệ miễn dịch tốt để có thể chống chọi và vượt qua căn bệnh. Nếu như cơ thể bạn không có đủ kháng thể thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập đến các bộ phận khác của cơ thể và gây nguy hiểm cho tính mạng. Vậy nên sẽ có nhiều người thắc mắc rằng khi bị mắc Covid thì chúng ta nên ăn uống như thế nào là hợp lí. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn những thực phẩm cần bổ sung trong thời gian mắc bệnh nhé.

Đảm bảo bữa ăn có đủ 4 nhóm thực phẩm

Người cân nặng 50-55 kg, khi mắc Covid-19 nên bổ sung 6 bữa mỗi ngày. Đảm bảo lượng dinh dưỡng 1.600-1.700 kcal/ngày. Theo Khuyến cáo về dinh dưỡng tại nhà và khu cách ly cho người mắc Covid-19 của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng quốc gia, ngày 12/9, người mắc Covid-19 nói chung cần tuân thủ 6 điều để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức khỏe trong thời gian điều trị bệnh.

Đảm bảo bữa ăn có đủ 4 nhóm thực phẩm
Khi mắc Covid-19 nên bổ sung 6 bữa mỗi ngày

Đảm bảo ăn ba bữa chính trong ngày, mỗi bữa nên có 4 nhóm thực phẩm gồm: ngũ cốc, khoai củ; thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỏ; dầu mỡ; rau xanh và quả chín. Để bổ sung protein, vitamin và chất khoáng giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, cần ăn đủ lượng thịt, cá, trứng (200-250 g); rau xanh (300-400 g) và quả chín (200-300g) mỗi ngày.

Nên cố gắng ăn đủ bữa

Trong trường hợp mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác, người bệnh vẫn cần ăn đủ bữa và số lượng thực phẩm. Có thể thay đổi cách chế biến thành các dạng thực phẩm lỏng như cháo, súp, chia làm nhiều bữa nhỏ hoặc thay thế bằng các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng, 1-3 lần/ngày.

Phòng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng với người dễ tổn thương. Như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, bằng cách tăng cường chế độ ăn. Người có bệnh nền thì phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý. Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,6-2,4 lít nước (tương đương 8-12 ly thủy tinh). Hạn chế sử dụng nước ngọt và đồ uống có cồn. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ăn chín uống sôi. Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi sử dụng.

Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A và omega-3

Ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiều vitamin A và caroten (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/xúp – lơ…). Ăn nhiều hơn các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò…). Ăn nhiều hơn thực phẩm nhiều selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo, bò…). Nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng phòng bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi.

Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A và omega-3
Ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật

Đó là cá và các loại hải sản. Cá nên có mặt trong bữa ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần. Vitamin A và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hàng ngày. Ngoài ra, các loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Tăng cường sử dụng, hành, tỏi, gừng, sả, chanh. Và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…). Trong các bữa ăn hàng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Có thể uống viên tinh dầu tỏi hoặc 1-2 nhánh tỏi tươi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm.

Thực đơn

Tổng giá trị dinh dưỡng cần trong một ngày là 1.600 – 1.700 kcal, bao gồm 6 bữa:

  • Bữa sáng (7h): Cháo thịt nạc, rau xanh. Cụ thể, gạo 50 g, thịt lợn nạc 40 g, rau xanh 50 g, hành lá 5 g, dầu ăn 2 g.
  • Bữa sáng phụ (9h): ăn một hộp sữa chua.
  • Bữa trưa (11h): Cơm, thịt gà rang, củ quả luộc, canh rau dền, bưởi. Cụ thể, gạo 50 g, thịt gà 100 g, củ quả luộc 200 g, muối vừng lạc 10 g, canh rau dền (rau dền 50 g, dầu ăn 2 ml), sau ăn, tráng miệng bằng 2-3 múi bưởi.
  • Bữa phụ chiều (15h): Bổ sung dinh dưỡng bằng sữa không đường (200 ml) pha theo hướng dẫn.
  • Bữa tối (18h): Cơm, thịt bò xào bí đỏ, đậu phụ rán, canh rau cải, chuối tiêu. Cụ thể, gạo 50 g, thịt bò nạc 70 g, bí ngô 200 g, dầu ăn 5 ml, dậu phụ 50 g, canh rau cải (cải xanh 50g). Tráng miệng bằng một quả chuối tiêu.
  • Bữa tối (sau 21h): Một cốc sữa không đường 180 ml. Hoặc 150 ml sữa dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *