Tin tức

Cơ hội và rủi ro đầu tư chứng khoán khi mở cửa kinh tế trở lại

Trước bối cảnh của dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trong 2 năm qua. Và đến nay dịch bênh này vẫn chưa chấn dứt, ảnh hưởng nhiều đến tình hình nước ta. Chính vì vậy mà hiện nay có rấ nhiều người đã tìm đến các kênh đầu tư chứng khoán để có thể kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội nhận được thì cũng có không ít những rủi ro mà người đầu tư chứng khoán phải lường trước.

Như chúng ta đã biết thì chứng khoán được coi là kênh đầu tư hợp pháp. Nhà đầu tư không cần nhiều vốn, có thể bắt đầu với số vốn nhỏ, từ vài triệu đồng và có đa dạng sự lựa chọn. Hiện nay cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM hiện có hơn 1,700 mã cổ phiếu. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể mua chứng khoán phái sinh, giao dịch chứng quyền và tính thanh khoản cao. Trong đó gá trị giao dịch toàn thị trường của mỗi phiên đạt trên 1 tỷ USD.

Việc mở tài khoản và giao dịch hiện nay rất nhanh chóng và tiện lợi. Có thể đạt tỷ suất sinh lời cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng,… Khi dịch bệnh nước ta được kiểm soát thì nên kinh tế đang dần trở lại. Hãy cùng kriangsak.com tìm hiểu những cơ hội và rủi ro đầu tư chứng khoán khi mở cửa kinh tế trở lại.

Đầu tư chứng khoán chứng khoán là gì?

Đầu tư chứng khoán chứng khoán là gì?
Chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền.

Chứng khoán là bằng chứng cho thấy người chơi là chủ sở hữu hợp pháp vốn hoặc tài sản của công ty đó. Đầu tư vào thị trường chứng khoán là khi bạn mua cổ phiếu của các công ty đang phát hành cổ phiếu trên thị trường. Bằng cách mua cổ phiếu với giá thấp, chờ cơ hội cổ phiếu tăng giá và bán với giá cao. Nhà đầu tư sẽ được kiếm lời thông qua thị trường này.

Người đầu tư chứng khoán sẽ có cơ hội được hưởng các nguồn lợi

Người đầu tư chứng khoán sẽ có cơ hội được hưởng các nguồn lợi
Nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ cổ tức được chia từ lợi nhuận giữ lại hàng năm.

Lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu: Đây là điều mà ai cũng kỳ vọng khi đầu tư chứng khoán. Khi công ty tăng trưởng tốt, giá cổ phiếu thường sẽ tăng cao. Và mang lại lợi nhuận từ chênh lệch giá cho những ai nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp. Ví dụ: Trong 1 năm qua, giá cổ phiếu của CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) tăng khoảng 38%. Nếu vào ngày 15/09/2020, bạn mua cổ phiếu VHM với giá 77,500 đồng/cp và nắm giữ. Tì đến ngày 14/09/2021, giá cổ phiếu là 107,000 đồng/cp, chênh lệch giá 1 cổ phiếu là 29,500 đồng/cp. Nếu bạn mua 100 cp thì lợi nhuận là 2.95 triệu đồng.

Được nhận cổ tức hàng năm: Khi mua cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó. Đồng nghĩa nhà đầu tư đã sở hữu một phần của doanh nghiệp. Ngoài chênh lệch giá cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ được hưởng tiền cổ tức (chia từ lợi nhuận kinh doanh). Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển. Đây chính là nguồn thu nhập thụ động của bạn.

Chỉ cần tại thời điểm doanh nghiệp chốt danh sách chi trả cổ tức, tài khoản của bạn sở hữu cổ phần của doanh nghiệp đó, bạn sẽ được chia cổ tức. Ví dụ: Bạn sở hữu cổ phiếu của CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE), không bàn tới chênh lệch giá cổ phiếu. Bạn sẽ được nhận cổ tức khá đều đặn hàng năm với tỷ lệ từ 16%/mệnh giá.

Song song với cơ hội, chứng khoán cũng tồn tại một số rủi ro nhất định

Song song với cơ hội, chứng khoán cũng tồn tại một số rủi ro nhất định
Trên thị trường giao dịch chứng khoán, bất kỳ một sản phẩm chứng khoán nào cũng sẽ có tồn tại những rủi ro nhất định.

Cùng với cơ hội đầu tư chứng khoán, chắc chắn không thể không có những rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Đặc biệt, đối với những chiến binh mới, chưa hiểu biết nhiều về thị trường chứng khoán thì lại càng rủi ro hơn. Hãy cùng điểm qua một số nguy cơ phổ biến trên thị trường chứng khoán:

Rủi ro đến từ biến động thị trường

Đây được xem là một trong những rủi ro chính đối với nhà đầu tư. Những đợt biến động mạnh của thị trường chứng khoán (TTCK) từ các tin tức như chiến tranh, giá dầu, lãi suất,… Kéo theo sự giảm giá hay lên xuống thất thường của thị trường sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nhà đầu tư phải chuẩn bị trước tâm lý tài khoản bị giảm dưới vốn. Cũng cần lưu ý là những đợt giảm giá chứng khoán mạnh trong ngắn hạn. Cũng là cơ hội cho nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá rẻ.

Rủi ro đặc trưng của từng ngành hoặc từng doanh nghiệp

Ngoài những rủi ro chung của thị trường. Nhà đầu tư còn có thể gặp phải những rủi ro đặc trưng của từng ngành hoặc từng doanh nghiệp. Ví dụ: Rủi ro tai nạn máy bay với ngành hàng không, tai nạn đắm tàu với hàng hải… Đây là những rủi ro không phải toàn thị trường đều bị ảnh hưởng. Tiếp theo là rủi ro do thanh khoản thấp. Mặc dù bạn có thể thấy tính thanh khoản của toàn thị trường khá cao. Có nhiều người sẵn sàng mua – bán cổ phiếu. Nhưng với mỗi mã cổ phiếu thì tính thanh khoản lại khác nhau.

Ví dụ: Khối lượng giao dịch bình quân (KLGDBQ) khớp lệnh qua 1 năm của cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) là gần 24 triệu cp/phiên. Nhưng của CTCP Vinacafé Biên Hòa (HOSE: VCF) chỉ có 404 cp/phiên. Thậm chí có những phiên hoàn toàn không có giao dịch. Hãy thử tưởng tượng, bạn nắm trong tay 1 lượng cổ phiếu và cần bán ra để thu hồi vốn. Nhưng không bán được vì không có người mua thì bạn sẽ thế nào?

Tiếp nữa là rủi ro từ thông tin: Một số báo cáo tài chính (BCTC) xảy ra hiện tượng gian lận. Việc này đòi hỏi nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ. Ngoài ra, còn nhiều rủi ro khác nữa như rủi ro từ việc sử dụng đòn bẩy (call margin),… Tuy nhiên, nếu được trang bị những kiến thức đầu tư thực sự hiệu quả. Và được hướng dẫn bài bản, bạn không những có thể tránh được những rủi ro trên. Mà bạn còn có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trương chứng khoán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *