Tin tức

Lực cầu tăng mạnh đã giúp cho Masan vươn lên top 7 vốn hoá thị trường

Nhờ tình hình kinh doanh khả quan khi đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp ở nước ta. Cũng như lực cầu tăng mạnh đã giúp đẩy giá cổ phiếu MSN của Masan tăng trần và xác lập đỉnh giá mới và 16/9. Đây cũng được xem là cổ phiếu dẫn dắt đà tăng của VN-Index. Khả năng MSN trong thời gian tiếp theo sẽ tiếp tục nắm bắt được mức tăng trưởng tiêu dùng dài hạn ở Việt Nam. Bởi đây là một trong những tập đoàn đang sở hữu các doanh nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng hàng đầu với quy mô lớn. Hãy cùng kriangsak.com tìm hiểu những thông tin mới nhất với hơn 100 cổ phiếu tăng kịch biên độ đã giúp Masan vươn lên top 7 vốn hoá thị trường.

Cổ phiếu của Masan – Ông chủ chuỗi bán lẻ Vinmart xác lập đỉnh giá mới

Cổ phiếu của Masan - Ông chủ chuỗi bán lẻ Vinmart xác lập đỉnh giá mới
Các siêu thị VinMart và VinMart+ kinh doanh khả quan mấy tháng qua.

Sau hai phiên điều chỉnh, sắc xanh đã đồng loạt trở lại trên ba sàn chứng khoán Việt Nam. Giao dịch khá giằng co trong phiên sáng nhưng các chỉ số chứng khoán đều đi lên mạnh mẽ ở phiên chiều. VN-Index đóng  tăng 6,13 điểm (0,46%) lên 1.345,83 điểm. HNX-Index tăng 2,89 điểm (0,83%) lên 350,75 điểm. UPCoM-Index tăng 0,8 điểm (0,84%) lên 95,81 điểm. Giá trị giao dịch trên ba sàn ngang ngửa phiên hôm qua. Nhưng chủ yếu nhờ giao dịch thoả thuận cổ phiếu VIC (451 tỷ đồng). Giá trị khớp lệnh đạt tổng cộng 22.606 tỷ đồng, giảm 1,1% so với phiên hôm qua. Chủ yếu do giao dịch trên sàn HoSE thu hẹp.

Đà bán ròng của khối ngoại đã được thu hẹp đáng kể. Riêng trên sàn HoSE, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ bán ròng khoảng 18 tỷ đồng. Trong khi một số cổ phiếu bị bán ròng khá mạnh như VNM (72 tỷ đồng), VHM (54 tỷ đồng). Và chứng chỉ quỹ FUEVFVND dựa theo rổ VNDiamond (50 tỷ đồng). Cổ phiếu MSN lại được mạnh tay gom vào ở vùng giá cao. Giá trị mua ròng riêng MSN xấp xỉ 92,5 tỷ đồng.

Cổ phiếu MSN đã có phiên giao dịch tăng kịch biên độ. Trở thành cổ phiếu dẫn dắt VN30-Index và cả chỉ số chung. Lực cầu tăng mạnh đẩy giá cổ phiếu MSN tăng trần từ nửa cuối phiên chiều, xác lập đỉnh giá mới. Vốn hoá thị trường của Masan nhờ đó vọt lên 171.060 tỷ đồng. Nhờ đó vượt qua nhiều “ông lớn” ngân hàng để đứng thứ 7 trên bảng xếp hạng vốn hoá. So với vùng giá 80.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối năm 2020, MSN đã tăng hơn 80%.

Thông tin thị trường chứng khoán mới nhất

Thông tin thị trường chứng khoán mới nhất
Các thông tin thị trường chứng khoán được cập nhật mới nhất

Top cổ phiếu kéo VN-Index tăng phiên này còn có nhóm thép HPG (+2,58%) hay HSG (+6,86%). Dầu khí như GAS (+2,81%), PLX (+1,6%), VHM, GVR… TPB là cổ phiếu ngân hàng hiếm hoi tăng điểm. Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu ngân hàng nằm trong top 10 tác động tiêu cực đến VN-Index như VCB, ACB, MBB, VIB, TCB. Trên HNX-Index, cổ phiếu NVB giả 2,9% và là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào số điểm giảm.

Nhóm cổ phiếu vua chiếm tới 30% vốn hoá thị trường vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn điều chỉnh. Tuy vậy, nhờ số cổ phiếu tăng giá áp đảo, cả ba chỉ số vẫn hồi phục và đóng cửa trong sắc xanh. Nổi bật vẫn là giao dịch ở nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa.

Trong khi VN30-Index tăng 0,47%, hay chỉ số của rổ danh mục 70 cổ phiếu trong VNMidcap tăng 0,95%, VNSmalcap-Index tăng tới 1,65%. Qua đó xác lập đỉnh mới 1.657 điểm, gấp rưỡi thời điểm đầu năm. Đây là rổ chỉ số gồm các công ty có quy mô nhỏ trong VNAllShare. Sau khi đã lấy ra 100 công ty có vốn hoá lớn và vừa. Trong phiên hôm nay, hơn 130/193 cổ phiếu trong danh mục này tăng giá. Trong đó có tới 22 cổ phiếu tăng kịch biên độ. Một số cổ phiếu đã kéo dài chuỗi tăng trần như SJF, APG, AGM.

Theo nhóm ngành, nhiều dòng cổ phiếu giao dịch bứt phá phiên này. Cổ phiếu nhóm thép đồng loạt tăng mạnh. Trong khi cổ phiếu HPG tăng “khiêm tốn” 2,6%, TLH, NKG, POM,.. tăng trần. Nhóm dầu khí cũng đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh, riêng PVD, PVS tăng trên 6%. Cổ phiếu chứng khoán điều chỉnh trong phiên 16/9. Nhưng cũng đã quay đầu hồi phục khi phần lớn đều tăng điểm. Trừ cổ phiếu của VCSC giảm nhẹ 0,16% hay một số công ty khác như TVS, WSS, VIG…

Tổng kết

Thời gian qua, Masan quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng Covid-19. Chủ động đề xuất các phương án vừa tăng cường chống dịch, vừa duy trì sản xuất. Đại diện Masan đề xuất Thủ tướng và lãnh đạo địa phương cho phép lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy. Vùng đệm này có thể là trường học, trung tâm dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu… Tại đây, lao động vừa có thể ăn nghỉ, giãn cách, vừa thực hiện tốt các quy định phòng dịch. Trên đây là những thông tin mới nhất cung cấp đến mọi người. Cùng với đó là sức ảnh hưởng của lực cầu tăng mạnh đã giúp cho hơn 100 cổ phiếu tăng kịch biên độ, Masan vươn lên top 7 vốn hoá thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *