Tết Trung thu đến gần, người dân Hà Nội tranh nhau mua cành hồng ngâm quả về chơi, đợi quả chín hái về ăn dần hàng ngày. Mấy ngày gần đây, ngồi bàn giấy online, chị Hoàng Thị Thùy Vân ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) quay lại phòng khách để kiểm tra xem quả hồng mình mua đã chín, đỏ chưa. Nếu có quả chín chị sẽ hái và ăn nó ngay lập tức. Chị Vân chia sẻ rằng năm ngoái cô đã mua những cành hồng để trang trí phòng khách. Mua 2 bộ có thể nhét vào lọ nhỏ, còn mua 1 bộ khoảng 4-5 cành thì chỉ có thể cắm vào bình. Tuy nhiên, chúng đều là hồng giòn, chỉ có da xanh hoặc hơi vàng nên không được bày trong phòng khách vì không nổi bật.
Trào lưu mua cành hồng quả về cắm
Tháng 9 về, vùng Tây Bắc lại ngập tràn sắc cam của mùa hồng chín rộ trĩu quả. Thay vì chỉ mua quả về ăn, hai năm trở lại đây, nhiều người còn tìm mua những cành hồng tươi, quả xanh, đỏ, chín vàng và có mùi thơm tự nhiên về để sáng tạo như một loại hoa trang trí nhà cửa dịp Trung thu.
Theo đó, cành hồng tươi có giá dao động từ 80.000 – 150.000 đồng/cành nhiều quả to đẹp, hoặc được bán theo set từ 5 – 7 cảnh/set (cành 40 cm) giá khoảng 100.000 – 200.000 đồng/set. Như vậy, để cắm được một lọ quả sum sê cần từ 5 – 7 cành với mức giá dao động từ 300.000 – 1 triệu đồng/bình tùy loại khác nhau và chi phí vận chuyển từ các tỉnh ngoại thành về Hà Nội.
Cành hồng tươi sau khi hái thường được vận chuyển và giao cho khách luôn trong ngày. Để đảm bảo độ tươi và tránh dập nát, rụng quả. Tuy nhiên, các chủ vườn hoặc tiểu thương phải đợi gom đủ đơn hàng mới vận chuyển một đợt. Nên nhiều khách hàng ở Hà Nội cũng phải đặt trước cả tuần.
Trung bình một bình “hoa” hồng thường có “tuổi thọ” khoảng 1 tuần.Dù là một loại hoa quả quen thuộc nhưng cành hồng tươi có màu sắc bắt mắt. Cành lá xanh lại có mùi thơm nên cắm trang trí trong nhà vừa đẹp như hoa tươi mà lại vừa lạ mắt.
Quả chín có thể hái ăn
Chị Vương Thị Yến Ngọc ở Nguyễn Công Hoan (Ba Đình, Hà Nội) cũng cho biết, chị mua 2 set cành hồng trứng về cắm trưng ngoài phòng khách được khoảng 1 tuần thì quả trên cành bắt đầu chín đỏ mọng.
“Năm nay, tôi mua được cành hồng trứng Sơn La. Khi chín quả đỏ chót, căng mọng, ăn ngọt lừ. Thế nên mấy hôm nay, cứ sáng dậy là tôi ra phòng khách hái được đôi ba quả hồng chín đỏ mọng để ăn. Cảm giác giống như được hái hồng chín cây ăn”, chị nói.
Song, để mua được mấy cành hồng quả này chị Vân phải săn tìm rất lâu. Bởi, đang giãn cách xã hội, nhiều mối có bán. Nhưng không nhận ship khác quận. Tìm được người trong cùng quận bán thì giá lên tới 200.000 đồng/set 5 cành. Đặt hàng xong còn phải chờ 3 ngày mới được giao.
“Lúc mua, người bán nói về cắm vào bình chơi được khoảng nửa tháng. Nhưng đến hôm qua, hồng đã chín và gia đình tôi hái ăn được hết; không phải bỏ đi quả nào. Tính ra vừa cắm chơi, vừa đợi hồng chín hái ăn được khoảng 10 ngày”, chị Ngọc chia sẻ.
Theo chị Ngọc, mua hoa tươi về cắm 3-4 ngày tàn là phải bỏ. Còn mua mấy cành hồng quả về vừa cắm trang trí, quả chín lại được ăn. Cận Tết Trung thu, trong nhà có quả hồng chín đỏ cũng có không khí. Hôm qua, chị đặt thêm 2 set cành hồng quả nữa để kịp chơi Trung thu. Nhưng vẫn phải chờ vài ngày vì người bán không sẵn hàng.
Trên diễn đàn của chị em yêu thích cắm hoa đang rầm rộ trào lưu chơi cành hồng quả rồi chờ trái chín ăn dần. Có những người chỉ mua 1 set về cắm với giá dao động từ 170.000-200.000 đồng, nhưng cũng có những người bỏ ra cả tiền triệu.
Xu hướng cành hồng quả đón Trung Thu
Chị Bùi Huyền Thương, một đầu mối bán hoa tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, chị đang bán cành táo mèo và cành hồng quả. Tuy nhiên, dịp này sát Trung thu nên mọi người có xu hướng chọn mua cành hồng quả về chơi nhiều hơn.
Theo chị Thương, cành hồng quả chị bán là loại hồng trứng; được cắt tại các vườn trồng hồng ở Sơn La. Mỗi set có khoảng 4-5 cành, độ dài trên dưới 1m. Khi giao hàng cho khách, cành vẫn còn nguyên lá; quả hồng xanh và có điểm vài quả chín. Khách mua về thường cắt bỏ lá rồi mới cắm vào bình hoặc lọ. Quả chín đến đâu có thể hái ăn đến đó.
Vào chính vụ, quả hồng trứng đã già đanh nên khi chín vỏ sẽ đỏ mọng, ăn ngọt. Cũng vì thế, chị phải báo với khách khi vận chuyển có thể bị rụng một vài quả. Những quả hồng rụng khỏi cành cũng có thể để giữ lại, đợi chúng chín là ăn được. Hiện, mỗi tuần cửa hàng chị Thương chỉ về được hai chuyến cành hồng quả. Mỗi lần được khoảng 100-150 set tuỳ lượng khách đặt.
Đơn đặt hàng nhiều
“Năm ngoái, lượng cành hồng bán ra lớn hơn nhiều. Ngày nào, hàng cũng về trên dưới 200 set. Năm nay, lượng hàng bán ra giảm mạnh vì dịch bệnh vận chuyển khó, giá cước cao. Dịp này, tôi cũng chỉ nhận đơn khách đặt mua ở trong quận; khách ngoài quận Cầu Giấy tôi từ chối”, chị cho hay.
Chị Nguyễn Thu Hà ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng thừa nhận, khách đặt cành hồng quả rất nhiều nhưng dịp này dịch bệnh, hàng về có hạn. Đặc biệt, việc ship hàng ra các quận khác rất khó nên chị chỉ bán cho khách trong quận
Thời điểm này đang giãn cách xã hội, lại cận kề Trung thu. Nên trào lưu chơi cành hồng rầm rộ hơn năm trước rất nhiều. Có những ngày, chị phải từ chối đến cả trăm đơn hàng, bởi toàn khách ở những quận huyện khác đặt mua.
“Từ chối nhiều khách cũng tiếc, nhưng có nhận cũng không ship được hàng. Mà lượng cành hồng về mỗi chuyến cũng chỉ vài chục set; tuần được 3 chuyến, không đủ để trả đơn khách trong quận đặt”, chị nói.