Khi nhiều nước trên thế giới đã triển khai thương mại 5G trên diện rộng thì tại Việt Nam của chúng ta cũng đang thực hiện thử nghiệm. Tin vui mới nhất là trong buổi thử nghiệm thì tốc độ truyền dữ liệu 5G đã đạt mức kỷ lục 4,7Gb/giây. Con số thực này thực sự đáng bất ngờ vì nó cao gấp 2 lần tốc độ 5G hiện có và cao hơn tốc độ 4G tới 40 lần. Giờ thì bạn đã phần nào hình dung ra tốc độ chóng mặt của công nghệ mới này chưa? Theo dõi ngay bài viết sau đây của kriangsak để biết thêm chi tiết nhé.
Tốc độ truyền dữ liệu 5G nhanh kỷ lục
Đây là kết quả thử nghiệm do 3 tập đoàn Viettel, Ericsson và Qualcomm thực hiện tại Viettel Innovation Lab. Theo đó, nhà mạng đã thử nghiệm và thiết lập thành công tốc độ truyền dữ liệu 5G đạt hơn 4,7Gb/giây. Tốc độ này cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có. Giúp nhà mạng trở thành một trong những mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất Châu Á.
Kết quả trên khẳng định năng lực vượt trội của công nghệ 5G sóng cực ngắn (mmWave) mà nhà mạng đang triển khai tại Việt Nam. Mạng 5G với tốc độ siêu cao là nền tảng xây dựng nhà máy thông minh. Nông nghiệp thông minh, đô thị thông minh, thành phố thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh…
Để đạt tốc độ truyền dữ liệu kỷ lục 4,7 Gb/giây, nhóm nghiên cứu của Viettel. Ericsson và Qualcomm Technologies đã sử dụng công nghệ kết nối kép vô tuyến E-UTRA New Radio Dual Connectivity (EN-DC) tiên tiến nhất thế giới. Trên 800Mhz băng tần sóng cực ngắn (mmWave). Giúp tăng tốc độ và mở rộng phạm vi phủ sóng 5G.
Tiếp tục phát triển để mang tới trải nghiệm khác biệt cho người dân
Trong quá trình thực hiện giải pháp kỹ thuật tại phòng thí nghiệm Viettel Innovation Lab. Viettel sử dụng thiết bị vô tuyến của Ericsson và thiết bị di động sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon X60 của Qualcomm. Nghiên cứu, triển khai mạng 5G là một trong 6 định hướng phát triển trong chiến lược Viettel đặt ra vào năm 2019. Nhà mạng này cũng đang nghiên cứu phát triển thiết bị 5G.
Ông Đào Xuân Vũ, CEO Viettel Networks chia sẻ: “Bước tiến đột phá về tốc độ. Giúp gia tăng hiệu quả của hệ thống mạng 5G của Viettel. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy công nghệ này phát triển mạnh mẽ hơn. Để người dân, doanh nghiệp, chính quyền và xã hội. Được trải nghiệm những lợi ích khác biệt của 5G nói riêng và công nghệ 4.0 nói chung”.
Theo ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào. “Cột mốc mới mà chúng tôi cùng Viettel đã thiết lập được trong thử nghiệm 5G. Sử dụng thiết bị vô tuyến mới nhất của Ericsson là Streetmacro trên băng tần mmWave. Đây là một giải pháp dễ cài đặt, hứa hẹn sẽ tăng tốc triển khai 5G rộng rãi. Tại các khu đô thị có mật độ dân cư cao với nhiều tính năng ưu việt. Đảm bảo mang đến tốc độ truyền dữ liệu tốt nhất cho người dùng”.
Kinh nghiệm triển khai 5G trên thế giới
Trong Báo cáo mới nhất của GSA công bố vào 24/3/2021. Tính đến hết quý 4/2020, đã có gần 5,95 tỷ thuê bao mạng LTE trên toàn thế giới. Tăng thêm 507 triệu thuê bao sau 12 tháng. Tốc độ tăng trưởng đạt 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo thống kê, thuê bao LTE hiện chiếm 62,2% tổng số thuê bao toàn cầu. Cũng theo báo cáo này, thuê bao 5G đã tăng 57% trong quý 4/2020. Với mức đạt 401 triệu thuê bao trên phạm vi toàn cầu (chiếm gần 4,19% tổng số thuê bao toàn cầu).
Theo số liệu dự báo của Omdia thì thuê bao di dộng toàn cầu sẽ đạt 10,92 tỷ thuê bao vào năm 2025. Trong đó, LTE sẽ đạt đỉnh về mặt chia sẻ thị trường công nghệ với 64,4% vào cuối năm 2021. Và sẽ đạt 6,33 tỷ thuê bao vào cuối năm 2022. Từ năm 2023, thị phần LTE dự báo sẽ giảm dần khi khách hàng dần dần chuyển sang dùng công nghệ 5G. Theo thống kê, trong giai đoạn 2021-2025, thị phần của thị trường đại diện bởi thuê bao GMS sẽ giảm từ 11,7% xuống còn 5%. Và thị phần của công nghệ W-CDMA sẽ giảm từ 17% xuống còn 10,4%. Vào cuối năm 2025, thuê bao 5G sẽ đạt 31% thị trường toàn cầu (khoảng 3,39 tỷ thuê bao 5G). Mặc dù thuê bao LTE vẫn chiếm 53,3% thị phần toàn cầu.