Tỏi là một thực phẩm rất phổ biến thường được dùng làm gia vị trong các món ăn. Không chỉ là một thực phẩm thiết yếu thường xuất hiện trong nhà bếp mà có còn có thể điều trị nhiều căn bệnh khác nhau mà ít người biết đến. Trong tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng như germanium và selen. Khi băm nhuyễn tỏi thì nó sẽ tự chuyển thành allicin giúp ngừa bệnh tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về công dụng mà tỏi mang lại cho sức khỏe của chúng ta.
Thành phần công hiệu của tỏi
Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,… Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,…
Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.
Giúp đàn ông hấp dẫn hơn
Ăn tỏi giúp đàn ông hấp dẫn hơn trong mắt phụ nữ, cải thiện hệ miễn dịch, chống lão hóa, tăng khả năng chịu đựng của con người. Nghiên cứu năm 2016 của các chuyên gia tại Cộng hòa Czech và Anh, chứng minh phụ nữ bị hấp dẫn bởi mùi cơ thể của đàn ông thường xuyên ăn tỏi hơn người bình thường. Tuy nhiên, để gây ấn tượng với phụ nữ, bạn chỉ nên ăn hai tép tỏi, 12 giờ trước buổi hẹn hò. Hiện chưa lý giải tại sao phụ nữ thích mùi cơ thể của đàn ông hay ăn tỏi. Các nhà khoa học cho rằng có thể đặc tính kháng khuẩn trong tỏi giúp kiểm soát mùi mồ hôi.
Tăng cường thêm kháng thể
Tỏi chứa nhiều vitamin, dầu có lợi và axit amin, thường xuyên ăn vào mùa đông sẽ giúp bạn không bị ốm. Trong tỏi chứa allicin là hợp chất hữu cơ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm.
Muốn phát huy khả năng phòng bệnh của tỏi, nên ăn tỏi tươi. Allicin hình thành do sự phá hủy cơ học của các tế bào thực vật, xảy ra khi nó bị cắt hoặc ép. Khi tính toàn vẹn của tép tỏi bị phá hủy, các thành phần của nó trộn lẫn, tạo thành một hợp chất kháng khuẩn. Trong khi đó, đun nóng sẽ triệt tiêu gần như tất cả các đặc tính có lợi của tỏi.
Nên ăn tỏi nếu bạn bị huyết áp cao vì nó giúp mở rộng mạch, giảm áp lực động mạch. Huyết áp ổn định thì chứng đau đầu cũng như áp lực lên tim sẽ giảm. Tỏi có tác dụng giảm cholessterol xấu trong máu 10-15%, nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ giảm một nửa. Tuy nhiên, đây không phải liệu pháp duy nhất và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi.
Giúp tăng cường trí nhớ
Trong bài nghiên cứu Ảnh hưởng của việc ăn tỏi đối với các thông số chống oxy hóa trong huyết tương và hồng cầu ở người cao tuổi đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ năm 2006. Tỏi chứa một loạt hoạt chất ngăn ngừa lão hóa não. Người già ăn tỏi giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, người trẻ có thể cải thiện trí nhớ.
Tỏi giúp nhịp tim và cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bạn chơi thể thao, ăn tỏi sẽ cải thiện kết quả tập. Ở Hy Lạp cổ đại, khi chưa biết đến doping, các vận động viên được cho ăn tỏi để chạy và thực hiện cú sút tốt hơn đối thủ. Hơn nữa, tỏi còn giúp giảm mệt mỏi, tăng năng suất, ấm cơ thể qua mùa đông lạnh giá.
Giúp da và tóc phát triển nhanh
Tỏi thúc đẩy sự phát triển của tóc, làm tóc dài và dày hơn. Người ta còn sản xuất dầu tỏi không mùi để điều trị chứng rụng tóc. Ăn hai tép tỏi mỗi ngày kích thích cơ thể sản xuất collagen và elastin tự nhiên.
Theo một nghiên cứu của khoa Thực phẩm và Công nghệ Sinh học, ĐH Hanseo, Hàn Quốc, năm 2016, các thành phần trong tỏi có tác dụng chống lão hóa da. Do đặc tính kháng khuẩn và nấm, tỏi rất tốt cho khoang miệng. Nó tiêu diệt vi khuẩn có hại, chữa lành viêm nướu và giảm nguy cơ sâu răng.Ăn t
Ăn tỏi giúp giảm cân
Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ năm 2003, cho hay tỏi ngăn tăng cân khi chế độ ăn không hợp lý. Và mất cân bằng, đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyên ăn nhiều tỏi khi mang thai và cho con bú. Trẻ dưới 7 tuổi cũng nên ăn tỏi vừa phải. Không ăn tỏi hai tuần trước phẫu thuật vì sẽ gây loãng máu.
Cải thiện chức năng xương khớp
Các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,… Có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Đồng thời, chúng nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. Với phụ nữ, việc ăn tỏi sống giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp. Tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.