Tình hình dịch Covid – 19 đang ngày càng có nhiều chuyến biến khó lường và gây ra nhiều hậu quả. Chưa nói đến việc loại viruss đáng sợ này có thể khiến sức khỏe suy nhược tới đâu. Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch cũng khiến nhiều người đau đầu. Bởi trong khoảng thời gian dài này, mọi người mỗi khi ra khỏi nhà đều phải tuân thủ đeo khẩu trang cẩn thận. Cũng chính vì việc đeo khẩu trang quá lâu trong thời gian dài như vậy dã khiến da mặt chịu tổn thương. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lưu ý khi đeo khẩu trang nếu không muốn mặt mọc thêm mụn nhé.
Chọn khẩu trang thích hợp và vệ sinh đúng cách
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trước khi bắt tay vào việc điều chỉnh chu trình skincare, bạn hãy chọn một chiếc khẩu trang phù hợp. Nếu không lui tới những địa điểm yêu cầu sử dụng khẩu trang y tế, hãy trang bị cho mình khẩu trang lụa. Đây là chất liệu lý tưởng cho mùa hè nhờ đặc tính thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, giảm thiểu tổn thương cho hàng rào bảo vệ da cũng như hạn chế ma sát với da mặt, nguyên nhân dẫn đến kích ứng và tình trạng viêm. Đặc biệt những nàng da mụn hay da nhạy cảm thì càng nên lưu ý điều này nhé. Ngoài ra, cotton cũng là một chất liệu ổn áp mà bạn có thể tham khảo.
Hãy tuân thủ hướng dẫn giặt sạch của từng loại khẩu trang theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Việc giặt sạch còn giúp loại bỏ dầu và các tế bào chết bám trên đó. Ưu tiên giặt bằng nước nóng và chọn sản phẩm bột giặt có dán nhãn không chứa hương liệu (fragrance-free) và có tính gây dị ứng thấp (hypoallergenic). Sau khi giặt sạch, lưu ý kiểm tra lại xem khẩu trang có còn đeo vừa vặn hay không nhé.
Cũng như da mặt, khẩu trang cũng cần được làm sạch thường xuyên để loại bỏ các bã nhờn và bụi bẩn ứ đọng sau một ngày dài. Tuy nhiên, hãy dùng chất tẩy rửa không chứa hương liệu để tránh bị kích ứng.
Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ
Tìm cách loại bỏ các tác nhân tiềm ẩn và làm dịu làn da bị kích ứng có thể giúp những người có làn da nhạy cảm giảm bớt cảm giác khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Có thể đeo khẩu trang cả ngày dài sẽ khiến da bạn phản ứng lại bằng mụn. Bí tắc lỗ chân lông hay đổ nhiều mồ hôi, dầu nhờn hơn bình thường. Tuy vậy, đừng vì thế mà sử dụng sữa rửa mặt có khả năng làm sạch quá mức. Cảm giác da sạch kin kít sau khi rửa chỉ là nhất thời. Nhưng chỉ vài tiếng sau đó da bạn thậm chí sẽ đổ dầu nhiều hơn bình thường. Bạn cũng không nên chà xát, kỳ cọ mặt quá mạnh. Nếu không muốn làm tổn thương những đầu mụn để dẫn đến nhiễm trùng và một tràng “breakout” khủng khiếp hơn nữa.
Thay vào đó, hãy chọn những sản phẩm dịu nhẹ với độ pH trong khoảng 4,5 – 5,5. Không chứa các thành phần gây kích ứng như cồn, hương liệu… Mà chứa những thành phần hỗ trợ trị mụn như salicylic acid hay benzoyl peroxide sẽ tốt hơn đấy.
Chọn sản phẩm dưỡng ẩm non-comedogenic
Việc đeo khẩu trang nhiều thường làm da khô. Do đó bôi kem dưỡng ẩm trước khi mang khẩu trang và sau khi tháo ra là điều rất cần thiết. Một số thành phần dưỡng ẩm có thể chọn lựa như ceramide, acid hyaluronic, dimethicone… và nên bôi ngay sau khi rửa mặt sạch.
Không riêng gì đeo khẩu trang, mà thời tiết mùa hè cũng là thời điểm bạn chuyển sang những sản phẩm có kết cấu mỏng, nhẹ và nhanh thẩm thấu vào da. Ví dụ như gel hay lotion. Khi chọn sản phẩm, hãy chú ý chọn những món có ghi “non-comedogenic”. Trên bao bì để không phải lâm vào tình cảnh lỗ chân lông tắc nghẽn.
Để duy trì một làn da đủ ẩm và xoa dịu những khó chịu khi đeo khẩu trang cả ngày dài. Những thành phần như hyaluronic acid, chiết xuất tre, trà xanh, lô hội. Sẽ là những lựa chọn lý tưởng với bạn. Nếu dưỡng da buổi sáng thì bạn nên đợi khoảng 10 phút. Để sản phẩm thấm hoàn toàn rồi hãy đeo khẩu trang nhé.
Sử dụng sản phẩm đặc trị cho da mụn
Nếu tình trạng mụn không mấy suy giảm. Đặc biệt là ở phần miệng, cằm, xương hàm, hay mũi thì có lẽ bạn sẽ cần retinoids hay azelaic acid và tinh chất dầu tràm trà. Trong khi retinoids giúp loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy sản sinh tế bào mới. Thì azelaic acid và tinh chất dầu tràm trà sẽ hỗ trợ trị mụn nhờ đặc tính chống vi trùng và chống viêm.
Tuy nhiên, những thành phần này hay gây khô da và có khả năng kích ứng. Nên bạn hãy thử một lượng nhỏ sản phẩm trước khi dùng với tần suất 1 lần 1 tuần. Nếu không thấy hiện tượng kích ứng thì bạn có thể tăng tần suất sử dụng lên 2 – 3 lần/tuần.
Không vội thay đổi hết chu trình skincare
Nếu những sản phẩm bạn đang dùng vẫn hiệu quả thì hãy tiếp tục duy trì. Vì nếu vội vã thay đổi toàn bộ, bạn sẽ không biết liệu những kích ứng đó xuất phát từ việc đeo khẩu trang hay từ những sản phẩm mới. Từ đó sẽ khiến mọi thứ rối hơn. Bạn sẽ loay hoay khi không biết vấn đề nằm ở đâu? Và chuyện này có thể dẫn đến những kích ứng hay những tình trạng tồi tệ hơn do dùng không đúng sản phẩm.
Hạn chế tối đa việc trang điểm
Chắc chắn bạn sẽ không muốn lớp trang điểm và bụi bẩn, bã nhờn trên mặt mình “choảng nhau” um sùm dưới lớp khẩu trang đúng không? Bạn không muốn mụn mọc thành chùm? Lớp trang điểm quá kỹ càng có thể khiến lỗ chân lông bí tắc. Khiến tình trạng kích ứng ngày càng tệ hơn. Nếu vẫn muốn trang điểm, hãy cố gắng tối giản hóa quá trình bằng việc giảm bớt các bước như kem nền hay tạo khối.
Chọn những sản phẩm có ghi chú “light weight” hay “non-comedogenic” để da mặt được “thở” một chút. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích bạn không nên trang điểm quá nhiều. Khi phải đeo khẩu trang suốt ngày thì thật ra, bạn chỉ cần son môi, kẻ lông mày hay thêm chút eyeliner là đủ.
Trước tình hình COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp. Khẩu trang là vật bất ly thân mỗi khi ra đường hoặc di chuyển đến những nơi công cộng. Dù là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm. Nhưng việc đeo khẩu trang thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề kích ứng trên da. Nhất là đối với làn da nhạy cảm.
Chăm sóc da mùa hè vốn đã chẳng phải chuyện dễ dàng, nay còn phải giải quyết thêm những vấn đề như mụn, bí tắc lỗ chân lông do khẩu trang gây ra. Vậy hội bạn gái nên có những bước điều chỉnh chu trình skincare của mình như trên nếu không muốn mụn mọc thành chùm khi đeo khẩu trang nhé!