Giai đoạn mang thai là thời điểm quan trọng nhất của người mẹ. Tất cả những hoạt động của mẹ: ăn gì, làm gì, thời gian biểu như thế nào đều ảnh hưởng trực tiếp tới con. Vì vậy nếu không loại bỏ ngay những thói quen xấu, sẽ ảnh hưởng đến con sau khi ra đời. Gây ra những điều bất ngờ là việc mà mọi người đều không mong muốn. Vì vậy mẹ cần nắm bắt được nên và không nên làm gì để bé được phát triển toàn diện. Cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để biết được bạn cần phải làm gì.
Ăn nhiều món cay
Hậu quả
- Chứng ốm nghén, nôn ói trở lên trầm trọng.
- Gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi.
Lời khuyên của chuyên gia
- Điều hòa hương vị nhẹ nhàng cho mọi bữa ăn.
- “Để dành” món ăn yêu thích sau khi con chào đời.
Tráng miệng bằng hoa quả
Hậu quả
- Lượng hoa quả ngay sau bữa chính có thể gây ra tình trạng “quá tải” cho dạ dày, làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể
- Thức ăn tồn đọng trong dạ dày trong một thời gian dài sẽ gây đầy hơi, táo bón và một số bệnh về đường tiêu hóa khác
- Nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Lời khuyên của chuyên gia
- Tốt nhất nên ăn trái cây sau bữa cơm 2- 3 tiếng hoặc trước bữa ăn 1 tiếng
Ăn nhiều đu đủ, mướp đắng
Hậu quả
- Nguy cơ sảy thai cho bà bầu
- Đu đủ (đặc biệt là đu đủ xanh), dứa, mướp đắng có chứa nhiều kích thích tố nữ, dễ làm thay đổi hooc-môn cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai.
Lời khuyên của chuyên gia
- Bổ sung các loại hoa quả khác như táo, bơ, nho chin, dâu tây
Sở thích uống trà
Hậu quả
- Giảm khả năng tiêu hóa.
- Axit tannic trong lá trà khi kết hợp với protein trong thức ăn sẽ tạo thành chất kết tủa gây khó tiêu, đầy bụng.
- Lá trà có thể gây cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Lời khuyên của chuyên gia
- Nước lọc hoặc nước khoáng chính là sự lựa chọn tối ưu
- Thay thế trà bằng nước cam, nước mía hoặc nước dừa với giá trị dinh dưỡng tối ưu
Ăn trái cây thay bữa chính
Hậu quả
- Thành phần chủ yếu của trái cây là đường và vitamin, chỉ cung cấp được một phần nhỏ các dưỡng chất thiết yếu chứ không thể nào thay thế thịt, cá, rau củ, tinh bột
- Nguy cơ nhanh tăng cân và đường huyết cao, từ đó dễ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là một trong những biến chứng thai kỳ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé như tiền sản giật, sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh.
Lời khuyên của chuyên gia
- Chỉ nhâm nhi hoa quả sau khi đã hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thịt, cá, rau củ & tinh bột
- Dùng trái cây như bữa ăn xế, ăn nhẹ xen giữa các bữa ăn chính
- Thói quen không tốt 6: Nhâm nhi sushi, rượu và phô mai mềm
Hậu quả
- Nguồn chứa vi khuẩn Liste gây nguy hiểm cho thai nhi
- Hầu như tất cả loại cá đều chứa một lượng nhỏ metyl thủy ngân. Kim loại này nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây tác hại đến quá trình phát triển não của thai nhi.
Lời khuyên của chuyên gia
- Lượng 350 gram cá một tuần, cho 2 phần ăn
- Không ăn thực phẩm tươi sống
Thiếu cân do ăn kiêng
Hậu quả
- Tình trạng thiếu cân, không đủ dinh dưỡng cho bé
Lời khuyên của chuyên gia
- Thực hiện chế độ ăn uống cân đối hài hoà và những bài thể dục nhẹ nhàng
- Đừng quá lo lắng về chuyện ‘giữ dáng’.
Bữa chính quá nhiều món
Hậu quả
- Các chất dinh dưỡng không thể được hấp thu tối ưu
- Nguy cơ rối loạn tiêu hóa
Lời khuyên của chuyên gia
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn,
- Luân phiên ăn đa dạng thực phẩm, tăng cường bổ sung sắt, axit folic, canxi, vitamin…
Uống ít nước
Hậu quả
- Nguy cơ mắc bệnh đau đầu, co giật tử cung
- Ảnh hưởng nhu cầu sinh trưởng phát triển của thai nhi
- Cảm giác khó chịu nóng nực
Lời khuyên của chuyên gia
- Không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống nước
- Mẹ cần uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày
- Dựa vào màu sắc của nước tiểu để nhận biết được lượng nước cần thiết. Khi nước tiểu màu vàng cam hoặc vàng nhạt, chứng tỏ nước đã uống đủ, nước tiểu vàng sẫm, là nhắc nhở cần uống thêm nước.
Những điều mẹ cần lưu ý
Để bảo vệ sức khỏe thai kỳ, mẹ cần nghiêm túc thực hiện các buổi khám thai định kỳ. Bước đầu tiên và cũng rất quan trọng để đảm bảo việc mang thai khỏe mạnh đó chính là chọn được một bác sĩ chu đáo, tận tâm cho bà bầu. Việc thăm khám và kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai là nền móng để bạn có thể yên tâm với sức khỏe của mình trong suốt hơn 9 tháng mang nặng. Tùy theo tình trạng của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ mà lựa chọ phương pháp tập luyện phù hợp. Tốt nhất vẫn nên tư vấn BS trước khi quyết định sẽ tập luyện như thế nào.