Rau luộc là món đơn giản nhất trong bữa ăn nhưng không phải chị em nào cũng giữ được màu sắc của rau sau khi luộc. Đây là lý do khiến nhiều chị em nội trợ vẫn cảm thấy đáng tiếc vì món rau câu không mấy hấp dẫn, nhất là khi nhà có khách. Luộc rau không chỉ đơn giản là cho rau vào nước sôi chờ chín rồi mới vớt ra. Mà ẩn chứa trong đó là cả một nghệ thuật nấu ăn bạn cần học hỏi và làm thường xuyên. Hãy cùng tìm hiểu cách luộc rau xanh tươi, đẹp mắt, giòn ngon vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng giữ được màu xanh đẹp mắt.
Những cách để luộc rau xanh và không bị thâm
Cách đầu tiên bạn có thể cho ít muối vào nước luộc
Muốn món rau luộc được ngon trước hết chúng ta phải có nguyên liệu sạch. Đảm bảo rau tươi ngon và ăn ngay khi mới mua về. Các chị em khi đi chợ nên quan sát hình dáng bên ngoài, màu sắc của rau củ trước khi mua. Nên chọn các loại rau tươi xanh, còn nguyên vẹn, không bị dập nát hoặc thâm nhũn. Không nên lựa những loại rau củ có vẻ ngoài quá xanh tốt, mập mạp bất thường vì chúng có khả năng chứa chất sinh trưởng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cho vào nước luộc một ít muối vì muối làm tăng độ nóng của nước sẽ làm rau xanh hơn. Chị em lưu ý, lượng muối vào vừa phải, nếu không món rau luộc của bạn sẽ có vị như là canh. Không nên để rau trong nước sôi quá lâu sẽ làm cho rau bị mềm nhũn không ngon.
Cho một lượng dầu nhỏ vào nồi cũng là một cách hay
Với cách luộc rau này thì không mất nhiều thời gian làm lạnh sau khi luộc. Chị em có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc trước khi vớt rau ra. Nhờ lớp dầu ăn bên ngoài, rau của bạn sẽ xanh và bóng hơn. Với cách này bạn có thể để rau sau nhiều giờ mà rau không bị đổi mầu. Nhưng nước luộc sẽ có ít mỡ, tùy theo khẩu vị gia đình để bạn lựa chọn cách luộc rau phù hợp nhé.
Bạn có thể vắt chút chanh hay dấm đều có thể được
Một cách khác nữa là chị em có thể vắt vài giọt chanh, hoặc vài giọt dấm. Sau khi nước đã sôi, cho vào nồi nước một vài giọt chanh, rồi mới bỏ rau vào. Axit có trong chanh, giấm giúp rau sau khi luộc không bị đen, xanh mướt. Làm như thế vừa giữ được nguyên màu của rau, vừa không làm mất hương vị ban đầu. Cách này có thể áp dụng cho súp lơ, cà rốt…
Sau khi luộc cho rau vào nước đá ngay
Ngay khi vừa vớt rau ra khỏi nồi, hãy cho rau vào ngay vào bát nước lọc, có vài viên đá lạnh nhỏ trong đó. Sau đó, để rau đã nguội hoàn toàn mới vớt ra, để ráo, xếp vào đĩa. Cách này sẽ giúp rau của bạn xanh hoặc giữ nguyên màu trong nhiều giờ. Cách làm này làm cho rau của bạn giữ được độ giòn vốn có của nó. Lưu ý không được ngâm quá lâu trong nước đá bạn nhé.
Những lưu ý để được món rau ngon
Khi luộc rau, cần đun nước với ngọn lửa thật lớn, để cho nước sôi thật già mới thả rau vào. Nếu bạn để nước chưa kịp sôi hoặc sôi lăn tăn mà đã vội vàng thả rau vào. Lúc đó chắc chắn đến khi rau chín, màu của rau đã chuyển sang màu úa vàng.
Nếu không luộc một lần để ăn trong 2 bữa thì không phải nhúng rau đã luộc vào nước lạnh. Chỉ cần rau cho vào nồi dùng đũa trở mặt nhiều lần, đậy nắp vung cho mau chín, rau cũng đủ xanh mướt và giòn lắm rồi.
Rau có màu xanh mướt hay không còn tùy thuộc vào loại rau muống mà bạn mua về nữa. Nếu rau muống mà ngắn, màu hơi nâu thì không có cách gì cho nó xanh cả. Thậm chí nước luộc khi cho đồ chua vào như chanh, sấu, lá me … không trong được mà ngả qua màu vàng vàng. Khi vớt rau ra, nên chú ý giảm nhiệt thật nhanh rau sẽ xanh và xanh lâu. Nếu rau muống mới luộc xong xanh mà để một lúc bị thâm nhiều khi cũng do chưa đủ lửa (chưa chín hẳn).
Chú ý: Bạn nên nhớ, khi luộc nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh. Hãy thưởng thức càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng.