Hàng triệu người đang phải sống chung với nhiều loại bệnh thận khác nhau và hầu hết trong số họ thậm chí không hề biết đến nó. Đây là lý do tại sao bệnh thận thường bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất. Trong khi mọi người được kiểm tra huyết áp, lượng đường và mức cholesterol một cách thường xuyên, họ không thực hiện được xét nghiệm creatinine đơn giản trong máu để phát hiện bất kỳ vấn đề thận nào chưa được xác định. Có một số dấu hiệu cảnh báo rối loạn thận nên chú ý và đến việc kiểm tra ngay để xác định chính xác nguồn gốc dấu hiệu của bệnh.
Cảm giác buồn nôn
Nếu bạn cảm thấy trong người nôn nao khó chịu lâu ngày, đã chữa mà không thấy hiệu quả. Bạn nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận. Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa. Chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân. Do thực phẩm hoặc tì vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề. Khiến các chất thải không được bài thải kịp thời. Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hoá. Kiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu. Thậm chí gây nôn mửa. Nếu hiện tượng trên đã chữa. Mà không thấy hiệu quả, bạn nên kiểm tra lại các chức năng của thận.
Đừng nên bỏ qua dấu hiệu chóng mặt
Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Dù bạn đã nghỉ ngơi. Nhưng vẫn không đỡ, thậm chí vẫn đau đầu, kiểm tra thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này. Cảm giác có thể đi kèm với buồn nôn và nôn hoặc khó giữ thăng bằng, đi bộ, hoặc cả hai.
Luôn trong tình trạng uể oải
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin. Hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn. Cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.
Luôn buồn tiểu vào ban đêm
Tiểu tiện là một trong những hoạt động sinh lý của cơ thể để loại thải những chất cặn bã ra ngoài. Vì thế, nhiều người đã nghĩ rằng đi tiểu nhiều là thận đang làm việc hiệu quả, quá trình lọc nhanh. Nhưng đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày. Nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… Gọi là “tiểu nhiều về đêm”.
Béo phì là nguy cơ dẫn đến ung thư thận
Béo phì là nguyên nhân thứ 2 gây ung thư sau hút thuốc lá và được các chuyên gia dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu trong thập kỷ tới. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Nhiều người còn cho rằng căn bệnh có xu hướng tấn công phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế gây bệnh của béo phì.
Sử dụng thuốc lá hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Thói quen sử dụng thuốc lá: Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư.
- Tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại: thuốc nhuộm aniline, amiang, benzen, cadmium… Cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân
Những đối tượng có người thân từng mắc ung thư thận dễ đối diện với căn bệnh cao hơn bình thường. Trong số các dạng ung thư thận, ung thư do di truyền thường gây ra hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL), bệnh sơ cứng ống thận, hội chứng Birt-Hogg-Dube, ung thư tế bào trong và tế bào kẽ của thận.
Ảnh hưởng do xạ trị
Người từng chiếu xạ nhằm điều trị rối loạn ở tử cung dễ đối diện với ung thư thận hơn. Các đối tượng từng được chiếu xạ nhằm điều trị rối loạn ở tử cung dễ đối diện với ung thư thận hơn so với người chưa từng thực hiện. Trong khi đó, giới nghiên cứu khẳng định chiếu xạ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất nhỏ nên không cần quá lo lắng. Dù là bệnh thận hay bất cứ căn bệnh nào thì việc phòng ngừa vẫn tốt hơn là chữa bệnh, hãy giữ sức khỏe tốt ngay từ bây giờ.