Bạn đã gia nhập vào thị trường cổ phiếu trong nhiều năm qua. Hay bạn đang là giám đốc, chủ tịch của một doanh nghiệp nào đó tham gia vào môi trường cổ phiếu. Thì chắc chắn không xa lạ với khái niệm cổ phiếu quỹ rồi nhỉ. Vì sao các doanh nghiệp lại mua cổ phiếu quỹ? Sau quy định mới được ban hành gắn việc mua cổ phiếu quỹ với giảm vốn điều lệ. Đã khiến cho không nhiều doanh nghiệp đã tích lũy thêm cổ phiếu quỹ cho mình. Bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp đã chốt lời vào khoản đầu tư chính công ty. Hãy cùng kriangsak.com tìm hiểu những thông tin mới nhất thị trường chứng khoán. Và cùng chúng tôi lý giải tại sao mà các doanh nghiệp có thể chốt lời từ cổ phiếu quy với hàng ngàn tỷ đồng.
Cổ phiếu quỹ là gì?
Cổ phiếu quỹ là các loại cổ phiếu được các công ty cổ phần phát hành. Sau đó lại được chính công ty mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp và nắm giữ như các nhà đầu tư khác. Cổ phiếu quỹ không được tính vào số cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Cổ phiếu quỹ làm giảm sự lưu hành của cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu quỹ không có quyền biểu quyết, không được trả cổ tức. Và cũng không có quyền mua cổ phiếu mới. Số cổ phiếu quỹ mà các công ty có thể nắm giữ bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Hàng ngàn tỷ đồng chốt lời từ cổ phiếu quỹ như thế nào?
Với nguồn tiền “khủng”
Công ty cổ phần Vinhomes
Hơn 970 tỷ đồng là khoản chênh lệch ước tính mà Công ty cổ phần Vinhomes thu về sau hơn một năm rưỡi “tự đầu tư” vào chính cổ phiếu VHM của Công ty. Theo báo cáo của Vinhomes, toàn bộ 60 triệu cổ phiếu quỹ VHM đã được bán xong. Khá bất ngờ khi giao dịch chỉ diễn ra trong hơn nửa thời gian đăng ký (2 tuần). Và phần lớn thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn. Đây là một trong các thương vụ bán cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất trong lịch sử hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ 92.500 đồng/cổ phiếu hồi cuối năm 2019 tăng lên 108.637 đồng/cổ phiếu. Được bán theo giá bán ra bình quân, mức tỷ suất sinh lời đạt hơn 17%.
Vinaconex và PVI
Mới đây, 2 doanh nghiệp niêm yết lớn trên sàn là Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Và Công ty cổ phần PVI cũng bán toàn bộ lượng cổ phiếu quỹ đang có. PVI đăng ký bán hơn 10,7 triệu cổ phiếu quỹ ngay khi cổ phiếu doanh nghiệp bảo hiểm này ở vùng giá cao nhất trong lịch sử giao dịch (45.000 – 46.000 đồng/cổ phiếu). So với mức giá ở thời điểm mua vào (hơn 27.103 đồng/cổ phiếu). Thương vụ có thể giúp PVI thu về gần 200 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Trái với PVI, khoản đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng hồi tháng 12/2020 của Vinaconex không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho Tổng công ty. Các cổ đông là bên hưởng lợi khi phần lớn cổ phiếu quỹ được phân phối lại theo hình thức chia thưởng cổ đông, tỷ lệ 100:9. Gần 3,1 triệu cổ phiếu quỹ còn lại bán ra đợt này ước tính mang về 133 tỷ đồng, dự kiến giúp cơ cấu lại nguồn vốn, bổ sung vốn lưu động cho Vinaconex.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là doanh nghiệp có nhiều đợt bán cổ phiếu quỹ nhất. “Của để dành” có được từ đợt cổ phần hoá và lên sàn hồi năm 2016 đã và đang mang về dòng tiền lớn cho Petrolimex các năm qua. Trong nửa đầu năm “giật gấu vá vai” vì Covid-19, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Petrolimex thâm hụt tới 2.464 tỷ đồng. Nhưng nguồn tiền từ chuyển nhượng cổ phiếu quỹ đã mang về hơn 2.800 tỷ đồng, giúp cân đối dòng tiền chung, giảm áp lực vay nợ.
Còn hơn chục ngàn tỷ đồng cổ phiếu quỹ nằm im
Thống kê trong nửa đầu năm 2021, giá trị sổ sách cổ phiếu quỹ (tính theo giá vốn đầu tư) tại các doanh nghiệp niêm yết đã giảm từ gần 33.250 tỷ đồng xuống còn 25.210 tỷ đồng. Tính thêm giao dịch trong tháng 7 và 8, một lượng cổ phiếu quỹ lớn với giá trị sổ sách gần 15.000 tỷ đồng đã được phân phối.
Riêng trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), đã có 45 đợt giao dịch cổ phiếu quỹ được triển khai. Không kể giao dịch để sửa lỗi hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ của nhóm công ty chứng khoán. Nhiều công ty bán cổ phiếu quỹ thu tiền về, một số chia thưởng cho cổ đông. Sử dụng làm nguồn để phát hành cổ phiếu ESOP cho nhân viên.
Ngoài vài công ty mua vào cổ phiếu ESOP của nhân viên nghỉ việc, chiều mua vào gần như không còn. Quy định mới tại Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Yêu cầu việc sử dụng nguồn vốn để mua lại cổ phiếu của chính mình phải đi kèm với việc giảm vốn điều lệ.
Các công ty nắm trong tay những cổ phiếu quỹ lớn
Ở thời điểm hiện tại, nhiều công ty vẫn nắm trong tay lượng cổ phiếu quỹ lớn. Điển hình là Công ty cổ phần Tập đoàn Kido với gần 51 triệu cổ phiếu quỹ mua từ năm 2015. Kido chưa từng đánh tiếng về việc bán đi tài sản này. Dù thị giá KDC đang xấp xỉ 60.000 đồng/cổ phần. Trong khi giá bình quân lô cổ phiếu này chỉ hơn 38.000 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần Vincom Retail chi hơn 1.950 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ cùng thời điểm với Vinhomes. Tuy vậy, dịch bệnh đã ảnh hưởng mạnh đến các đơn vị cho thuê mặt bằng trung tâm thương mại như công ty này. Giá cổ phiếu VRE hơn một năm rưỡi qua cũng diễn biến tiêu cực, chưa thể sinh lời.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đã bỏ hơn ngàn tỷ đồng mua cổ phiếu. Và vẫn giữ lại phần tài sản này khi giá trị thị trường của lô cổ phiếu quỹ đã giảm 23,5% so với giá trị trên sổ sách. Một số tổ chức khác đã đạt tỷ suất lợi nhuận cao từ khoản đầu tư. Nhưng vẫn “chờ thời”, như HDBank với lô cổ phiếu quỹ mua hồi cuối năm 2019. Giờ đã tăng 67% về giá trị nhờ xu hướng tăng giá mạnh của cổ phiếu HDB.
Nhiều công ty đang trữ sẵn cổ phiếu quỹ để bán cho nhà đầu tư chiến lược sau này. Đây là một phần trong kế hoạch đã định sẵn của VPBank. Sau đợt chia 15 triệu cổ phiếu quỹ cho nhân viên theo chương trình ESOP. Nhà băng này vẫn còn 60 triệu cổ phiếu với giá trị sổ sách gần 1.760 tỷ đồng.