Bạn có nghiến răng không? Có lẽ bạn làm, nhưng không biết rằng bạn đang làm như vậy? Rất có thể nếu bạn nhận thức được thói quen nghiến răng của mình thì nha sĩ hoặc người thân của bạn đã chú ý đến thói quen này trước bạn. Khi bị bỏ qua vấn đề này, về lâu dài tác động tiêu cực của tật nghiến răng có thể tàn phá khoang miệng của bạn và gây hại nghiêm trọng cho răng của bạn. Chúng tôi đã giúp rất nhiều bệnh nhân tránh được những tác động xấu của tật nghiến răng nhờ các bài viết cung cấp thông tin cảnh báo mức độ tổn thương. Các tác động tiêu cực của nghiến răng xảy ra theo từng giai đoạn, có thể điều trị đơn giản khi mới bắt đầu xuất hiện bệnh, nhưng nếu bỏ qua điều trị, thì bạn sẽ nhận được kết quả là sự tổn thương răng miệng nặng nề, các phương pháp điều trị trở nên phức tạp hơn.
Nghiến răng có phải là bệnh không?
Nghiến răng là một hoạt động có khả năng gây quá tải hệ thống nhai. Bệnh thường đi kèm với tình trạng stress, rối loạn khớp cắn… Hiện nay có rất ít dữ liệu về nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh. Do đó, việc đánh giá và điều trị thận trọng là cách tốt nhất. Để đưa ra các chỉ định đúng. Nghiến răng có thể xảy ra trong khi ngủ. Hoặc khi thức và gây ra các tác động xấu lên hệ thống nhai. Nghiến răng thường xuất hiện trong trạng thái tập trung quá mức, giận dữ hay quá căng thẳng,… Là những thời điểm chúng ta không nhận thức được.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, nghiến răng khi ngủ xuất hiện phổ biến trong cộng đồng với tỉ lệ 12,8 ± 3,1% ở người trưởng thành nói chung. Còn tỉ lệ nghiến răng khi thức là từ 22,1% đến 31%. Nghiến răng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, ở cả trẻ em và người lớn, càng ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.
Tại sao lại xuất hiện tình trạng nghiến răng khi ngủ?
Nghiến răng là một hoạt động cận chức năng của hệ thống nhai. Nghiến răng có liên quan nhiều đến sự căng thẳng. Rối loạn giấc ngủ. Nghiến răng do nhiều nguyên nhân khác nhau phối hợp gây ra. Bao gồm các yếu tố tại chỗ như rối loạn khớp cắn. Yếu tố tâm lý (stress, lo âu, căng thẳng…) và yếu tố bệnh lý thần kinh.
Yếu tố bệnh học thần kinh ngày càng được lưu ý nhiều hơn. Và được xem là nguyên nhân chính của nghiến răng. Ví dụ như nghiến răng có liên quan đến những rối loạn giấc ngủ. Những thay đổi sinh hóa trong não, một số thuốc, sau chấn thương sọ não, nghiện rượu, hút thuốc… Và ngay cả yếu tố di truyền hiện nay cũng xếp vào nhóm này.
Nghiến răng tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt gây ra một số biến chứng như mòn răng, gãy vỡ các phục hình răng. Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, đau cơ vùng hàm mặt,… Nghiến răng cũng gây ra lực tác động quá mức lên implant và các phục hình ở trên. Cuối cùng dẫn đến mất xương xung quanh implant. Hoặc thậm chí gây thất bại cấy ghép. Do vậy, việc xem xét thói quen cận chức năng này là thật cần thiết trong chẩn đoán. Và lập kế hoạch điều trị trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp nha khoa nào.
Chẩn đoán nghiến răng dựa vào các phương pháp nào?
Cho đến nay, đã có rất nhiều phương pháp chẩn đoán nghiến răng được áp dụng trong lâm sàng cũng như nghiên cứu. Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Thăm khám lâm sàng và quan sát mòn răng cũng được sử dụng rộng rãi trong cả lâm sàng và nghiên cứu.
Cũng có những nghiên cứu đã phát hiện hoạt động nghiến răng. Bằng những thiết bị trong miệng. Những nghiên cứu này bao gồm việc đánh giá sự mòn của Bruxchecker phát hiện lực tác dụng lên thiết bị đo lực cắn trong miệng. Ghi điện cơ của các cơ nhai trong khi ngủ bằng máy ghi điện cơ di động. Là một phương pháp trực tiếp và khách quan hơn để đánh giá chứng nghiến răng.
Nhận biết bệnh nghiến răng qua các dấu hiệu
Mặc dù nghiến răng có nguyên nhân chủ yếu là từ bệnh học thần kinh. Nhưng triệu chứng lâm sàng của nghiến răng chủ yếu thể hiện ở hệ thống nhai. Bao gồm các triệu chứng ở răng, mô nha chu, cơ nhai và khớp thái dương hàm như: mòn răng, nứt răng, gãy răng, ê buốt răng, lung lay răng, co và đau các cơ nhai… Cơ nhai bị ảnh hưởng rõ ràng và dễ thấy nhất là cơ cắn. Do vậy, bệnh nhân thường sẽ có cảm giác đau âm ỉ hai bên vùng má, gần góc hàm. Khớp thái dương hàm cũng bị quá tải trong trường hợp nghiến răng.
Tùy mức độ tổn thương khớp mà bệnh nhân sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau: đau khớp, tiếng kêu vùng khớp, rối loạn vận động ( há miệng lệch, há miệng hạn chế… Ngoài những triệu chứng chủ yếu ở bộ máy nhai đã nêu. Bệnh nhân còn có thể có dấu hiệu đau đầu, ù tai, chóng mặt cùng những biểu hiện về tâm lý như lo lắng, căng thẳng.
Làm sao để điều trị?
Mặc dù tật nghiến răng khi ngủ ở người lớn không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng để ngăn ngừa tổn thương, sự hình thành bệnh răng miệng và các nguy cơ có thể xảy ra thì nên tìm phương án điều trị. Để lập kế hoạch điều trị nghiến răng cần chẩn đoán được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ để có kế hoạch điều trị phù hợp. Kế hoạch điều trị cần có sự phối hợp của nhiều bác sĩ chuyên khoa trong ngành Răng Hàm mặt và các ngành có liên quan. Tóm lại, nghiến răng là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý răng miệng. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ liên quan đến nghiến răng, việc tự phát hiện các triệu chứng và được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa là một việc cần thiết để tránh các hậu quả đáng tiếc do nghiến răng gây ra.