Sắp tới mùa mưa bão, lũ lụt vừa hết nỗi lo về bão lũ đe dọa tài sản và tính mạng thì sau khi nước rút lại mang nhiều tiềm ẩn về những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như sốt rét và sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do có nhiều vi sinh vật, bụi, rác và chất thải cuốn theo dòng nước đi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường. Cả 2 căn bệnh sốt rét và sốt xuất huyết đều có sự xuất hiện của muỗi, là vật thể trung gian truyền bệnh, nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Tham khảo và tiến hành các biện pháp phòng chống bệnh sau khi mùa lũ bão qua đi là rất cần thiết.
Cẩn thận các bệnh sau nếu đến mùa mưa bão
Sau mưa bão, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. GS.TS Nguyễn Văn Kính – Nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam sẽ hướng dẫn các biện pháp. Để tránh dịch bệnh lây lan. Theo GS. TS Nguyễn Văn Kính, sau mưa bão, môi trường ẩm ướt, nước tù đọng. Là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó rất dễ gây các bệnh truyền nhiễm thường gặp như sốt rét, sốt xuất huyết.
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do ký sinh trùng gây nên. Truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống. Hoặc qua lại khu vực có sốt rét lưu hành và bị muỗi đốt. Nếu điều trị không đúng cách, bệnh có thể nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có thể tử vong.
Các dấu hiệu thường thấy là sốt hơn 40 độ, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi. Thường xuyên buồn nôn và ói mửa, mỗi triệu chứng có thể tái phát sau mỗi 48-72 giờ. Khiến sức khỏe của bệnh nhân ngày càng suy giảm. Ngoài ra người bệnh còn có các biểu hiện như lách phình to, gan to, thiếu máu, người xanh xao, suy nhược. Sốt rét nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh dễ thành nguồn dịch lây truyền và bệnh dễ chuyển thành ác tính và dẫn đến tử vong. Do vậy khi xuất hiện các dấu hiệu trên cần đưa người bệnh đi khám ngay.
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh dễ mắc sau mưa bão
Ngoài sốt rét, sốt xuất huyết cũng là căn bệnh dễ mắc sau mưa bão. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể thành dịch, rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Triệu chứng của SXH là sốt cao liên tục 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, kèm theo đau đầu dữ dội vùng trán, sau nhãn cầu, đau cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết hoặc phát ban, xuất huyết dưới da kèm nôn dai dẳng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu lợi hoặc chân răng…
Biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng như: Tràn dịch màng phổi, viêm phổi, sốc do thoát huyết tương nặng, chảy máu nội tạng, chảy máu não, tổn thương các tạng, tổn thương gan, rối loạn đông máu…Khi gặp các dấu hiệu chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cẩn thận với các triệu chứng có thể nhầm lẫn với virus Corona
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của bệnh SXH cần hết sức lưu ý, vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với COVID-19 như: Sốt, đau mỏi cơ. Do đó nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.
Cũng như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, thông thường cứ đến mùa mưa và sau các đợt mưa lũ các bệnh về đường hô hấp (viêm mũi dị ứng, hen phế quản); các bệnh đường tiêu hóa như tả lị, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn, nhiễm giun sán; đau mắt đỏ; bệnh về da như nấm da, nấm kẽ chân, nấm móng, viêm da, viêm nang lông, mẩn ngứa… Cũng dễ xuất hiện. Trong mưa bão người dân cũng cần đặc biệt cần chú ý các vết thương hở, không để tiếp xúc với nguồn nước bẩn sẽ dễ gây nhiễm trùng.
Cách phòng bệnh sau mưa bão
Bảo vệ cơ thể trong mùa mưa trước nguy cơ mắc phải các bệnh trên là rất quan trọng. Để phòng các bệnh sau mưa bão, theo GS. TS Nguyễn Văn Kính, người dân cần thực hiện các biện pháp:
- Ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra cần chuẩn bị cho bản thân một sức đề kháng tốt để hạn chế vi khuẩn virus tấn công bằng cách tăng cường thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn hàng ngày. Không sử dụng thực phẩm tươi sống, thực phẩm có tính hàn.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể; dọn dẹp, lau chùi đồ đạc xung quanh để tránh hít vào bụi bẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Thau rửa bể nước. Dụng cụ chứa nước. Dùng những hóa chất để khử trùng nguồn nước cho ăn uống và sinh hoạt.
- Bảo đảm vệ sinh môi trường, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu. Làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, chôn xác động vật. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền nhiễm ở những nơi có nguy cơ cao.
- Giữ vệ sinh cơ thể, sử dụng các phương tiện bảo hộ. Trong khi làm vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Khi đi ngủ phải mắc màn, tiêu diệt muỗi để phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. Khi thấy những dấu hiệu bất thường về cơ thể cần đi khám ngay, không tự ý chữa trị tại nhà khiến bệnh không khỏi. Mà còn lây lan nhanh và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.