Để đầu tư một cách hiệu quả, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật nhiều kiến thức về ngành này. Để có thêm nhiều kinh nghiệm và lường trước được những rủi rõ sẽ xảy đến. Trong đó các nhà đầu tư nên tiến hành áp dựng các phương pháp định giá cổ phiếu tốt nhất. Để có thể lựa chọn được cổ phiếu có tiềm năng tăng giá trong tương lai.
Giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hiện tại không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác giá trị thực của nó. Có một số trường hợp thì giá cổ phiếu sẽ bị định giá cao hoặc thấp hơn. Ngoài yếu tố về thị giá, thì nhà đầu tư cần xem xét tới giá trị thực từng loại cổ phiếu. Để có thể nhận định chính xác rằng bạn có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không. Đó là lý do mà những nhà đầu tư theo đuổi phương pháp đầu tư giá trị. Họ sẽ dựa vào những phân tích tài chính trước khi quyết định đầu tư vào một loại cổ phiếu nào đó.
Việc định giá cổ phiếu sẽ giúp bạn xác định giá trị thực của một loại cổ phiếu nào đó trong một thời điểm nhất định. Nhằm xác định được tiềm năng và đưa ra những quyết định đầu tư liên quan. Bài viết dưới đây, hãy cùng kriangsak.com tìm hiểu 3 phương pháp định giá cổ phiếu đơn giản mà bạn không thể bỏ qua.
Tại sao lại phải định giá cổ phiếu?
Với các doanh nghiệp, định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần. Khi muốn chào bán cổ phiếu, huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường. Với các nhà đầu tư, định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất. Một cách dễ hiểu đó là đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền. Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu nếu giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị ta định giá. Hoặc bán ra cổ phiếu nếu giá cổ phiếu hiện đã cao hơn so với định giá để thu lại lợi nhuận.
3 phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Cổ phiếu được định giá theo phương pháp P/E hay chính là dựa vào chỉ số P/E. Theo đó, chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price). So với thu nhập của một cổ phần (EPS). Hay nói cách khác để có được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền. Như vậy, chỉ số P/E cao tức là cổ phiếu đang được định giá cao và ngược lại.
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B
Đúng như tên gọi, phương pháp định giá cổ phiếu này sẽ dựa vào chỉ số P/B. Tỷ số P/B được dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu (Price). Với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó (Book value ratio). Tương tự như chỉ số P/E, chỉ số P/B càng thấp tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp và ngược lại. Tỷ lệ P/B thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng (ghi ở báo cáo tài chính) của doanh nghiệp. Chỉ số P/B phụ thuộc vào lợi nhuận/tốc độ tăng trưởng/lợi thế cạnh tranh/độ an toàn. Hay rủi ro về mặt tài chính/ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/S
Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần (Price/Sales per Share). Và cũng giống như 2 chỉ số đề cập bên trên. Chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau. Ngoài ra còn có một số phương pháp định giá phổ biến khác. Như: Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số đánh giá doanh nghiệp ROA, ROE. Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức. Định giá cổ phiếu theo công thức Benjamin Graham,… Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá.
Nhà đầu tư cần lưu ý rằng không có công thức hay phương pháp nào chính xác tuyệt đối. Để có thể thẩm định giá cho tất cả các cổ phiếu. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi chu kỳ kinh doanh. Mỗi điều kiện vĩ mô, định hướng tương lai, nội lực doanh nghiệp. Năng lực nhà đầu tư lại cho một giá trị khác nhau. Nhà đầu tư có thể tham khảo các nội dung phân tích về doanh nghiệp. Do các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán AIS thực hiện. Để có những quyết định đúng đắn khi đầu tư.