Vitamin C là một trong những loại chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể của mỗi chúng ta. Cũng như những loại chất dinh dưỡng khác nếu không bổ sung đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Nó giúp cho cơ thể tăng thêm nhiều hệ thống miễn dịch và sức đề kháng giúp cho vết thương lành nhanh hơn. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều thì sẽ dẫn đến hiện tượng ức chế ngược gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu hơn về cách bổ sung vitamin C cho sức khỏe.
Vai trò của vitamin C trong cơ thể
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic. Đây là chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển. Và sửa chữa tất cả các mô cơ thể. Nó liên quan đến nhiều chức năng của cơ thể. Bao gồm sự hình thành collagen, hấp thu sắt, hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương và duy trì sụn, xương, răng.
Vitamin C là một trong nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ chống lại sự phá huỷ gây ra bởi các gốc tự do. Cũng như các hóa chất độc hại hoặc chất ô nhiễm như khói thuốc lá. Các gốc tự do có thể tích tụ và góp phần vào sự phát triển của các tình trạng sức khỏe như: ung thư, bệnh tim và viêm khớp.
Vitamin C không được lưu trữ trong cơ thể (lượng dư thừa sẽ được bài tiết). Vì vậy sử dụng quá liều vitamin C không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng điều quan trọng là không được vượt qua giới hạn trên an toàn 2,000 miligam /ngày. Để tránh gây khó chịu cho dạ dày và dễ gây tiêu chảy.
Từng độ tuổi sẽ có hàm lượng như thế nào?
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic – một vi chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch tốt nhất và cũng tham gia nhiều chức năng bình thường của cơ thể. Vitamin C hỗ trợ đề kháng, chống nhiễm trùng như cảm cúm, mau lành vết thương. Nó cần thiết cho việc tạo ra collagen, một loại protein kết nối và hỗ trợ cho các mô cơ thể. Như da, xương, gân, cơ và sụn, tăng cường hấp thu chất sắt. Chống bệnh đục thủy tinh thể. Vitamin C cũng được biết là một chất chống oxy hóa. Giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương từ gốc tự do. Tổn thương tế bào của gốc tự do gây ra các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh mạn tính khác.
Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, thích hợp sử dụng trong dịch Covid-19 để nâng cao sức khỏe. Khuyến nghị về nhu cầu vitamin C theo ngày như sau:
- Trẻ 6-11 tháng cần 25-30 mg;
- Trẻ 1-6 tuổi 30 mg, trẻ 7-9 tuổi 35 mg;
- Tuổi vị thành niên 10-18 là 65 mg;
- Người trưởng thành 70 mg;
- Phụ nữ có thai là 80 mg;
- Bà mẹ cho con bú là 95 mg.
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin C trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa, sau khi ăn no. Vì nếu sử dụng vào lúc đói, bạn dễ gặp phải tình trạng cồn ruột, xót dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng vitamin C vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khó vào giấc.
Bổ sung nhiều vitamin C có thể sẽ gây ức chế ngược
Các thực phẩm rau quả chứ nhiều vitamin C. Như bông cải xanh, trái kiwi, cam, quýt, chanh, ổi, dâu tây và cà chua. Đặc biệt, trái cây họ cam quýt, là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Chỉ cần ăn đủ hàm lượng 400 g rau xanh và trái cây chín một ngày là đủ lượng vitamin cần thiết. Trường hợp nếu cơ thể tiêu hóa và hấp thu kém. Thì có thể bổ sung thực phẩm chứa vitamin C. Các dạng như viên nén uống, viên nén nhai, thuốc dạng lỏng, dạng thuốc tiêm… Tuy nhiên, bổ sung như thế nào, hàm lượng bao nhiêu cần theo chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung vitamin C quá nhiều có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược nếu ngừng đột ngột. Một số trường hợp có thể gặp các tác dụng không mong muốn. Như rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, viêm bàng quang, tiêu chảy, cản trở hấp thụ vitamin A, B12. Đặc biệt, vitamin C thường có đặc tính làm tăng bài tiết axit uric và oxalat. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành bệnh sỏi thận. Ở phụ nữ mang thai, dùng vitamin C liều cao trong thời gian dài có thể gây ra những nhu cầu bất thường ở thai nhi. Từ đó dẫn đến bệnh scorbut sớm ở trẻ. Dùng đường tiêm với liều cao có thể gây tan máu. Đặc biệt ở những người thiếu men G6PD.
Vitamin C tốt nhưng không nên lạm dụng, đặc biệt trong dịch Covid-19. Nếu bạn chỉ bổ sung vitamin C mà quên bổ sung các chất dinh dưỡng khác. Không tập luyện nâng cao sức khỏe, không thực hiện 5K, thì rất nguy hiểm.