Thịt bò là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng được rất nhiều người sử dụng nhưng giá thành khá đắt đỏ. Chúng ta có thể chế biến nhiều món khác nhau từ thịt bò giúp tăng cường gân cốt. Tuy nhiên cũng có một số đối tượng không nên sử dụng loại thực phẩm này vì nó chứa rất nhiều đạm có thể làm cho bệnh tình chuyển biến nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ nêu cho các bạn những công dụng của thịt bò và những đối tượng người bệnh nào không được sử dụng nó cho mọi người cùng biết.
Công dụng của thịt bò
Thịt bò giàu đạm, khó tiêu, do đó người bệnh sỏi thận, bệnh gout. Người hệ tiêu hóa kém nên hạn chế ăn. Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP HCM, thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ, hàm lượng chất sắt cao hơn thịt gà và cá. Trong 100 g thịt bò chứa 182 kcal; 21,5 g protein; 107 g chất béo; 12 mcg vitamin A , 4,5 mg vitamin PP, 3,1 mg sắt, 12 mg canxi, 28 mg magie…
Thịt bò vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, bổ máu, tốt cho gân xương. “Trong y học cổ truyền, thịt bò được sử dụng như một loại dược liệu kết hợp với gia vị thành món ăn như thịt bò nấu nhừ với hồ tiêu, sa nhân, trần bì, vỏ quế, gừng tươi bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Thịt bò nấu với thảo quả chữa đau dạ dày do lạnh. Thịt bò hầm nhừ với thường sơn ăn chữa chứng tích trệ (nặng bụng), chướng bụng. Dạ dày bò ninh với hoàng kỳ chữa tiêu hóa kém, đầy bụng. Đuôi bò ninh nhừ với đương quy chữa đau lưng, liệt dương do thận hư. Gan bò nấu với khởi tử (kỷ tử) chữa váng đầu, hoa mắt do gan, huyết kém. Dương vật bò hấp cách thủy với khởi tử và gừng chữa liệt dương.
Kinh nghiệm dân gian cho rằng phụ nữ sau sinh ăn thịt bò để chóng hồi phục tử cung bị giãn trong khi sinh. Theo bác sĩ Vũ, thịt bò có nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên một số nhóm người cần cẩn trọng khi ăn, hoặc không nên ăn.
Những người không nên ăn thịt bò
Kinh nghiệm dân gian cho rằng phụ nữ sau sinh ăn thịt bò. Để chóng hồi phục tử cung bị giãn trong khi sinh. Theo bác sĩ Vũ, thịt bò có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên một số nhóm người cần cẩn trọng khi ăn, hoặc không nên ăn. Thịt bò là thực phẩm khó tiêu hóa, dạ dày cần một thời gian dài mới có thể tiêu hóa hết. Đối với những người tiêu hóa kém. Thịt bò không phải là lựa chọn phù hợp, nếu ăn phải hầm nhừ. “Người lớn tuổi và trẻ em hệ tiêu hóa yếu. Nên sử dụng các món hầm, lượng vừa phải, không nên ăn nhiều vào buổi tối”, bác sĩ khuyên.
Người bệnh sỏi thận: Theo bác sĩ Vũ, người bệnh sỏi thận không nên ăn thịt bò. Do giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Người bệnh gout: Thịt bò giàu đạm, sẽ làm tăng acid uric cho người ăn. Do đó người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn thịt bò.
Người tăng mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường: Thịt bò chứa một lượng chất béo bão hòa. Do đó người có bệnh lý tăng mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường nên ăn lượng phù hợp. Không nên ăn phần thịt có nhiều mỡ. Không nên ăn vào buổi tối vì vận động ít, khả năng tiêu hóa chậm gây đầy bụng, khó tiêu.
Khi nấu cần lưu ý
“Tùy chế độ ăn của mỗi người mà có lượng ăn phù hợp, tuy nhiên không ăn quá 500 g thịt đỏ đã nấu chín mỗi tuần”, bác sĩ Vũ khuyến cáo. Khi chế biến, cần nấu chín kỹ thịt để đề phòng ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể. Không nên ăn bò tái. Không nấu thịt bò ở nhiệt độ cao bởi sẽ tạo ra các amin dị vòng là chất gây ung thư Không ăn thịt bò đã qua chế biến công nghiệp như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói… vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Ngoài ra, bác sĩ Vũ lưu ý cần thận trọng khi sử dụng nội tạng bò do lượng cholesterol cao và nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng như giun sán, độc chất. Ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò (bệnh bò điên).
Lưu ý khi sử dụng thịt bò
Không nên sử dụng thịt bò quá thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì tùy chế độ ăn của mỗi người mà có lượng ăn phù hợp. Tuy nhiên không ăn quá 500 g thịt đỏ đã nấu chín mỗi tuần.
Bên cạnh đó, khi chế biến thịt bò cần nấu chín kỹ thịt. Để đề phòng ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể. Hơn nữa, trong nội tạng của bò có chứa lượng cholesterol cao và nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Như giun sán, độc chất, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng.
Uống nước chè sau khi ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, trong các loại chè có nhiều axit tanin, khi kết hợp với protein của thịt (đặc biệt là thịt bò). Sẽ ngăn cản hấp thu hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Còn làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dễ bị táo bón. Trong trường hợp muốn uống nước chè thì chỉ nên uống sau khi ăn ít nhất 2 giờ.
Thịt bò là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng đối với nhiều người. Tuy nhiên, với một số người bệnh, cần chú ý khi sử dụng thịt bò. Vì rất có thể thịt bò sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.