Bệnh đau đầu Migraine hay còn được gọi là bệnh đau nửa đầu, bạn nhận thấy một cơn đau đầu xảy đến với cảm giác đau nhói dữ dội, thường ở một bên đầu. Khi bệnh tái phát sẽ kèm theo cảm giác buồn nôn, sẽ đau hơn khi tiếp xúc với âm thanh và ánh sáng. Các cơn đau này không phải thoáng qua mà nó dai dẳng hàng giờ đồng hồ, mọi hoạt động thường ngày của chúng ta đều bị ảnh hưởng nếu không điều trị. Khi bạn bị đau nhói của chứng đau nửa đầu, bạn chỉ muốn làm những gì có thể để tránh cơn đau này, nó thật sự khó chịu.
Nếu bạn thường xuyên bị những cơn đau đầu này hoặc có những cơn đau đầu nghiêm trọng hơn, hãy tránh những thứ mà bạn biết là tác nhân gây ra chúng, được gọi là tác nhân kích thích, chẳng hạn như thức ăn, chế độ sinh hoạt không đúng cách. Thuốc có thể giúp chúng ta ngăn các triệu chứng đau tạm thời nhưng nó có thể tái phát bất cứ lúc nào, tốt nhất bạn nên có các biện pháp phòng ngừa đúng cách để tránh bệnh tình tái phát.
Thế nào là bệnh đau đầu migraine?
Bệnh đau đầu Migraine hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mạn tính. Có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, mang tính chất gia đình. Đây là bệnh rất dễ tái phát và mỗi lần tái phát. Có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện cho người bệnh. Đau đầu migraine là bệnh đau nửa đầu từng cơn. Đặc điểm của cơn đau nửa đầu là đau theo nhịp mạch. Cường độ cơn đau thay đổi từ nhẹ. Thoáng qua cho đến đau dữ dội. Đôi khi xuất hiện tại nửa đầu bên phải hoặc có thể là đau nửa đầu bên trái. Đau cả hai bên đầu hoặc luân chuyển bên này bên kia theo chu kỳ. Cơn có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc cũng có khi lên đến 2-3 ngày. Đối tượng bị bệnh thường gặp là phụ nữ từ 30 – 45 tuổi.
Tại sao lại mắc bệnh đau nửa đầu Migraine?
Bệnh đau nửa đầu được liệt kê vào nhóm đau đầu. Do nguyên nhân ảnh hưởng đến các mạch máu não. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì nguyên nhân thực sự của bệnh này. Vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo phần lớn các chuyên gia thì bệnh đau đầu Migraine xuất phát từ căn nguyên mạch máu não xảy ra. Do sự thay đổi cơ chế vận mạch làm co giãn bất thường của hệ thống mạch máu não một bên. Và cơ chế đã gây nên sự rối loạn này hiện nay vẫn chưa biết rõ. Bên cạnh đó có một số yếu tố thường gặp làm tăng nguy cơ bệnh đau nửa đầu. Đó là bệnh nhiễm trùng mạn tính (viêm xoang, bệnh viêm tai, mũi, họng, mắt, sâu răng). Hoặc gặp ở một số người tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp. Hoặc do thoái hóa đốt sống cổ. Khô khớp đốt sống cổ hoặc do chấn thương tâm lý (stress liên tục).
Ngoài ra, các yếu tố gây dị ứng (histamine), người nghiện thuốc (thuốc lá, thuốc lào). Nghiện rượu hoặc người béo phì hoặc do rối loạn giấc ngủ. Hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Cũng có thể gây cơn đau nửa đầu. Về cơ chế gây bệnh cũng như biểu hiện lâm sàng của bệnh. Giữa nam và nữ không có sự khác nhau rõ rệt. Một số tác giả còn cho rằng có sự liên quan với di truyền trong một số thể Migraine. Như Migraine với biến chứng liệt nửa người có tính chất gia đình.
Bệnh đau nửa đầu Migraine xuất hiện những triệu chứng gì?
Bệnh đau đầu Migraine thường có những triệu chứng lâm sàng như đau một bên đầu, nhức và kéo dài từ 4 đến 72 giờ đồng hồ. Có thể lần lượt đổi bên không cố định bên nào. Người bệnh sẽ có cảm giác mạch đập mạnh ở vùng thái dương. Kèm theo đau nửa đầu là buồn nôn, nôn. Có thể gây chóng mặt, mệt mỏi và hay cáu gắt vô cớ. Một số trường hợp có thể cảm nhận được một vài sự thay đổi như hình ảnh, mùi vị. Hoặc một cảm nhận giác quan không bình thường trước mỗi cơn đau đầu. Mức độ và mật độ của những cơn đau đầu này. Tùy thuộc vào từng người bệnh với điều kiện sống và làm việc. Bệnh có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn, sợ ánh sáng, phản ứng mạnh với tiếng động, mất trí nhớ, mất ý thức…
Làm sao để điều trị?
Khi bị đau nửa đầu, tốt nhất là đi khám bệnh để được điều trị dứt điểm ngay từ đầu. Người bệnh không nên tự mua thuốc điều trị cho mình khi không có chuyên môn về y học, bởi vì, thuốc điều trị bệnh này có một số tác dụng phụ. Người bệnh cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình không nên nóng vội, không nên điều trị ngắt quãng hoặc tự động thay đổi liều lượng thuốc hoặc thay thuốc
Bệnh đau đầu migraine có cách phòng tránh không?
Để phòng tránh bệnh đau nửa đầu migraine, người bệnh nên. Ngủ đủ 7 tiếng/ngày để cơ thể được hồi phục sau một ngày lao động và làm việc. Tránh để tình trạng mệt mỏi, căng thẳng vì công việc ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ ngơi, bởi nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài. Thì không chỉ mắc bệnh đau nửa đầu mà còn đối mặt với nguy cơ mắc những bệnh khác. Thiết lập chế độ sinh hoạt, làm việc một cách hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể được cân bằng, điều hòa. Không để tinh thần bị căng thẳng và stress, vì đây là một trong những yếu tố khiến bệnh dễ bộc phát, cũng như làm cho người mắc các bệnh về thần kinh, tim mạch, tiêu hóa,… Bị nặng thêm.
Thay vào đó nên tìm cách để cơ thể được thư giãn, thoải mái, nâng cao sức khỏe. Có chế độ ăn uống khoa học, người mắc bệnh cần hạn chế và không nên sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, tránh lạm dụng các thực phẩm như socola, bột ngọt, phô-mai. Hạn chế ở những nơi ồn ào, môi trường có nhiều ánh sáng chói, có không khí lạnh, ngột ngạt. Tránh sử dụng các thuốc gây giãn mạch máu hoặc thuốc ngừa thai có chứa estrogen.