Để có một nụ cười thật tự tin trước mọi người thì chắc hẳn hàm răng phải thật trắng và đều đúng không nào? Vẫn biết thế nhưng chỉ cần không để ý chút, mọi người sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Có thể kể đến một số bệnh điển hình như sâu răng, viêm lợi, hôi miệng, mảng bám,… Và đặc biệt là vàng răng – vấn đề rất nhiều người gặp phải. Hiện nay, các công nghệ tẩy trắng răng đã ra đời và rất phát triển và đang ngày một hoàn thiện. Tuy nhiên, chúng cũng có thể khiến gây ra không ít tác động không mong muốn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bàn luận rõ hơn về việc tẩy trắng răng và những ảnh hưởng xấu có thể gặp phải.
Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng thực chất là phương pháp nha khoa nhằm lấy đi các sắc tố vàng, nâu… ở men răng và ngà răng. Từ đó, giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Tuy nhiên, tẩy trắng răng không phải là làm cho răng trắng sáng tuyệt đối. Bởi mức độ trắng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và màu sắc răng trước khi tẩy.
Hiện nay, tẩy trắng răng gồm 2 phương pháp chính là:
- Tẩy trắng răng tại nhà: Thuốc tẩy trắng và máng tẩy
- Tẩy trắng răng tại nha khoa: Bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp thuốc tẩy và năng lượng ánh sáng như đèn Laser, đèn Plasma… để tẩy trắng răng.
Ảnh hưởng, tác dụng phụ khi tẩy trắng răng
Men răng bị tổn thương
Khi sử dụng liều lượng thuốc tẩy trắng răng quá mức cho phép, thành phần chất tẩy rửa có trong thuốc tẩy trắng sẽ làm cho men răng bị tổn thương. Biểu hiện là men răng bị mài mỏng dần, làm xuất hiện lớp ngà răng nhạy cảm bên trong. Nhiều trường hợp, bên cạnh tác dụng tẩy trắng, bề mặt men cũng có hiện tượng mất khoáng nhẹ. Hiện tượng này là hiện tượng có hồi phục, do vậy sau khi tẩy trắng, cần chú ý đến vấn đề tái khoáng hóa, chống nhạy cảm cho răng.
Vì thế hệ thống dây thần kinh nằm trong tủy răng sẽ bị kích thích. Gây ra những cơn đau, ê buốt và khó chịu cho bệnh nhân. Cảm giác này xuất hiện rõ rệt khi bạn ăn các thức ăn nóng, lạnh hoặc có độ chua ngọt thất thường.
Nguy cơ tai biến
Trước tiên, nhược điểm được chú ý nhiều nhất của tẩy trắng răng là những tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình tẩy trắng. Phần lớn những tác dụng phụ này là tạm thời. Sẽ hết khi quá trình tẩy trắng kết thúc. Thế nên không phải ai hay hình thức tẩy trắng nào cũng có thể gặp những tác dụng đó. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố bạn nên cân nhắc tới trước khi quyết đinh tẩy trắng răng.
Tác dụng phụ, có thể nói đáng sợ nhất là hiện tượng ngoại tiêu chân răng. Khi có biến chứng này, rất khó có thể hồi phục. Để tránh tai biến này, nha sĩ cần phải khám cẩn thận và chỉ định đúng khi nào nên tẩy, khi nào không và dùng thuốc như thế nào cho hợp lý. Không nên lạm dụng các thuốc tẩy trắng có nồng độ cao và các đèn sinh nhiệt để tẩy trắng. Vì nguy cơ gây nhạy cảm cũng như các tai biến khác là rất cao.
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc tẩy trắng răng có thể đem lại hiệu quả hoàn toàn cho trên 78/100 bệnh nhân. Như vậy kết quả tẩy trắng răng không phải lúc nào cũng mỹ mãn cho tất cả các trường hợp. Nếu lạm dụng thuốc tẩy trắng răng thì trong một số trường hợp răng đổi màu nghiêm trọng, tẩy trắng răng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất, khi đó, phục hình thẩm mỹ sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho bệnh nhân dù chi phí có phần cao hơn.
Làm thế nào để phòng tránh
Tác dụng hóa học của chất tẩy trắng răng dù được dùng ở nồng độ đã được chứng minh là an toàn. Nhưng vẫn có thể gây những kích thích răng và mô mềm quanh răng Có thể gây đau răng hoặc lợi ở các mức độ khác nhau. Làm răng tăng nhạy cảm với nóng, lạnh hay cảm giác nóng rát khi dùng đèn tẩy trắng. Do đó không nên lạm dụng thuốc tẩy trắng răng.
Trước khi quyết định tẩy trắng, việc thăm khám tỷ mỷ và đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của răng và mô mềm là việc làm bắt buộc để có thể lựa chọn hình thức tẩy trắng an toàn và phù hợp nhất. Vai trò của nha sĩ rất quan trọng trong việc tiên lượng điều trị. Cần thông báo cho bệnh nhân tình trạng răng miệng của họ. Từ đó đưa ra những lời khuyên cho từng trường hợp cụ thể.
Hãy hỏi nha sĩ một cách kỹ lưỡng về mức độ đổi màu của răng. Cả các kết quả có thể thu được sau khi tiển hành tẩy trắng. Việc đánh giá mức độ nhiễm màu răng không phải vấn đề đơn giản. Bởi nguyên nhân gây đổi màu răng rất đa dạng. Nó đòi hỏi nha sĩ phải có hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực cũng như có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ.
Việc duy trì kết quả tẩy trắng cũng là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Cách tốt nhất là phải tìm hiểu kỹ và theo đúng chỉ định của bác sĩ khi lựa chọn hình thức tẩy trắng.
Đối tượng cần chú ý
Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, tuy nhiên kết quả tẩy trắng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhiễm màu răng. Một số trường hợp cần trì hoãn hoặc thận trọng khi điều trị.
Các trường hợp thuận lợi: Nhiễm màu ngoại lai do thực phẩm, răng có màu vàng, thường đáp ứng tốt với các phương pháp tẩy trắng đơn giản.
Các trường hợp tẩy trắng ít hiệu quả: Nhiễm màu tetracycline độ 3, 4, nhiễm màu fluorosis. Trong nhiễm màu tetracycline có thể chia 4 mức độ: vàng, nâu, xám, tím, khi răng có màu xám, tím thì tẩy trắng ít hiệu quả.
Các trường hợp thận trọng khi tẩy trắng: Bệnh nhân dị ứng với thuốc tẩy, ngừng ngay liệu trình. Phụ nữ mang thai và cho con bú. Trẻ em dưới 16 tuổi không được tẩy trắng do dễ kích ứng tủy. Viêm lợi, hở cổ – chân răng, mòn răng cơ học lộ ngà răng.