Dự án chung cư là một trong những dự án thu hút được sự quan tâm đầu tư rất lớn. Chính vì điều này mà các chính sách pháp lý liên quan luôn được quan tâm. Đồng thời chú trọng đi kèm để đảm bảo đúng pháp luật. Vậy đối với một dự án chung cư lớn, chính sách pháp lý được kiểm tra như thế nào? Những thủ tục kiểm tra của chính sách pháp lý này cần chú ý điều gì. Hãy cùng tìm hiểu và theo dõi trong bài viết bên dưới của kriangsak.com để cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết bạn nhé!
Kiểm tra hồ sơ mang tính pháp lý của dự án chung cư
Để lựa chọn được một căn hộ tốt, tránh rủi ro hoặc các rắc rối phát sinh về sau. Khách hàng nên nắm rõ những bước kiểm tra pháp lý chung cư sau đây.
Một dự án chung cư có hồ sơ pháp lý đầy đủ không thể thiếu những giấy tờ quan trọng sau: Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư. Văn bản này nhằm đảm bảo chủ đầu tư có đủ cơ sở pháp lý để xây dựng. Và bên cạnh đó là kinh doanh dự án bất động sản. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định cấp đất, cho thuê đất cho chủ dự án. Đây là những giấy tờ chứng minh dự án đã giải phóng xong mặt bằng và đất xây dự án là “đất sạch”. không có tranh chấp pháp lý về sau.
Giấy phép xây dựng: Trừ những dự án thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng. Theo Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014. Còn lại các dự án căn hộ ngang nhiên xây dựng khi chưa có giấy phép sẽ bị xử phạt. Thậm chí đình chỉ thi công, làm trễ tiến độ dự án. Và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mua.
Văn bản chấp thuận đầu tư (Theo Điều 9 Nghị định 99/2015/NĐ-CP). Nhằm đảm bảo sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với việc đầu tư xây dựng dự án căn hộ của chủ đầu tư đó.
Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng dự án. Theo Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai. Thì điều kiện mở bán là phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng dự án.
Nghĩa vụ tài chính của công ty phải được kiểm tra cặn kẽ
Một số loại thuế, phí mà chủ đầu tư phải nộp khi xây dựng và mở bán dự án căn hộ. Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, lệ phí môn bài. Cũng như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp… Khi chủ hộ có nhu cầu làm thủ tục xin sổ hồng. Cơ quan nhà nước sẽ kiểm tra tình trạng thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với thửa đất đó. Nói cách khác là kiểm tra xem chủ đầu tư đã nộp đầy đủ các loại thuế. Phí nói trên hay chưa. Trường hợp chủ đầu tư còn nợ tiền thuế đất. Cơ quan nhà nước có thể từ chối cấp sổ hồng. Vì vậy, khách hàng cần kiểm tra kỹ thông tin này trước khi xuống tiền mua nhà.
Nếu chủ đầu tư không công khai hoặc cố tình chậm trễ việc chứng minh đã hoàn thành nộp tiền sử dụng đất. Cũng như thuế đất, người mua có thể liên hệ kiểm tra thông tin này tại Sở Tài nguyên, Sở Xây dựng. Sở Kiến trúc Quy hoạch của thành phố tại nơi có dự án đó.
Lưu ý quan trong cần chú ý về vấn đề sổ hồng
Sổ hồng là giấy tờ pháp lý quan trọng, quyết định giá trị căn hộ. Trên thực tế, không ít trường hợp người mua chung cư, đã dọn vào ở nhưng “chờ dài cổ” vẫn chưa được cấp sổ hồng. Lý do có thể là chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Thế chấp tài sản tại ngân hàng trước khi xin cấp sổ hồng cho người mua. Và chưa giải chấp hoặc chưa hoàn thành thủ tục pháp lý nhưng đã cho xây dựng và bán nhà ở…
Do đó, người mua cần hỏi chủ đầu tư kỹ về thời gian bàn giao sổ hồng. Theo Điều 13 của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày ký kết bàn giao. Hoặc ngày hết hạn thuê mua thì người mua phải tới các cơ quan ban ngành có chức năng để xin cấp giấy sở hữu đất và nhà ở. Ngoài ra, người mua cũng cần lưu ý các khoản phí phát sinh liên quan đến việc cấp sổ hồng để không bị thu thêm. Bởi theo quy định, đó là trách nhiệm của chủ đầu tư.
Kiểm tra kỹ càng hợp đồng mua dự án chung cư đó
Hợp đồng mua bán là giấy tờ quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Do vậy, người mua phải lưu ý xem xét thật kỹ trước khi ký vào văn bản này. Một số thông tin trong hợp đồng mà người mua cần lưu ý kiểm tra như:
Người ký hợp đồng phải là người có thẩm quyền phía chủ đầu tư. Hoặc có giấy ủy quyền của chủ đầu tư. Tiến độ thanh toán, phương thức thanh toán. Thỏa thuận về phí phạt nếu thanh toán trễ hoặc sai phương thức. Thông tin về căn hộ (Mã căn hộ, vị trí tầng, tên dự án, đơn giá…). Các điều kiện thỏa thuận về phí dịch vụ (phí quản lý chung cư, phí vệ sinh, điện, nước…). Diện tích sử dụng, những trang thiết bị sở hữu chung/riêng…
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về thủ tục cần thiết của một dự án chung cư. Mong rằng thông qua những thông tin trên, bạn sẽ tích lũy thêm cho mình những kiến thức cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng mình. Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay nhé! Đừng quên theo dõi chuyên mục Bất động sản để cập nhật thông tin mới nhất bạn nhé!